Các dự án của chúng tôi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu vốn, thậm chí có dự án sắp hoàn thành nhưng phải ngừng lại vì không có tiền để triển khai tiếp. Thị trường địa ốc có thể bước vào cuộc thanh lọc lớn …
Khó tiếp cận tín dụng trong môi trường lạm phát tăng là yếu tố bất lợi cho thị trường địa ốc. Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội cho rằng, so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, lạm phát ở Việt Nam vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, khi nguy cơ lạm phát còn lớn, Ngân hàng Nhà nước có xu hướng thắt chặt dòng tiền ra thị trường, cùng với việc tăng lãi suất làm giảm khả năng tiếp cận vốn của cả người mua nhà lẫn nhà đầu tư và các doanh nghiệp phát triển dự án.
“Với lãi suất cao, chi phí đầu vào cao, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ lựa chọn kỹ lưỡng hơn các kênh đầu tư và cơ cấu vốn để cân đối chi phí (gồm chi phí lãi vay) và lợi nhuận kỳ vọng. Trong khi đó, lạm phát vừa khiến giá thành tăng, đẩy giá bất động sản tiếp tục leo cao, vừa khiến khả năng chi trả giảm xuống, do đó có thể khiến thanh khoản của thị trường bị đình trệ”, bà An nói.
Nhiều khách hàng cũng không thể tiếp tục đóng tiền theo tiến độ vì phía ngân hàng không tiếp tục giải ngân, trong khi đây là ngân hàng được chính chúng tôi giới thiệu vay vốn nên không thể phạt khách hàng lỗi vi phạm tiến độ đóng tiền. Việc điều chỉnh dòng tiền vào lĩnh vực bất động sản đang diễn ra khiến không phải chủ đầu tư nào cũng có thể huy động được vốn đầu tư phát triển dự án.
Việc ngân hàng siết cho vay đầu tư, phát triển dự án khiến cho các chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho các nhà thầu, dẫn đến cảnh các công trường “đứng lặng cả lại”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ các dự án. Hiện tại, bất động sản là lĩnh vực chịu nhiều tác động từ chính sách vĩ mô, mà cụ thể là câu chuyện về nguồn vốn.
Với thị trường bất động sản, nguồn vốn tín dụng đang bị siết chặt. Nhìn ra các nước trong khu vực, Việt Nam đang tăng trưởng tín dụng cao hơn cả Trung Quốc, nên việc kiểm soát cho vay lĩnh vực địa ốc là cần thiết để hạn chế rủi ro nợ xấu tăng.
Còn về trái phiếu, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực này mỗi năm đạt trên 43% và hiện chiếm khoảng 18% GDP, tổng lượng trái phiếu phát hành khoảng 1,3 triệu tỷ đồng, trong đó trái phiếu bất động sản chiếm khoảng 30%. Do đó, có thể xuất hiện rủi ro hệ thống khi có tới 200.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn thanh toán trong năm nay và riêng trái phiếu bất động sản khoảng 80.000-90.000 tỷ đồng, nên cơ quan quản lý không thể chủ quan.
Với thị trường cổ phiếu, theo ông Tuấn, trong môi trường lãi suất đang tăng cao, thị trường này sẽ không thuận lợi như các năm trước nữa. Do đó, nhìn chung với các doanh nghiệp địa ốc, 6 tháng cuối năm dòng tiền sẽ vẫn là áp lực lớn.
Khi lạm phát tăng, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm nơi trú ẩn để tránh đồng tiền mất giá. Tuy nhiên, giai đoạn hiện tại không nên lạm dụng đòn bẩy tài chính và chỉ dùng khi có sự hỗ trợ của chủ đầu tư để tránh “ăn” vào lợi nhuận.
Hiện là thời điểm sàng lọc chủ đầu tư. Bởi trên thực tế, không nhiều chủ đầu tư có đủ vốn để triển khai dự án, mà chủ yếu là huy động từ những nguồn khác và đa số là tài sản hình thành trong tương lai.
Tổng Hợp