Theo Dự thảo mới, Ngân hàng Nhà nước quy định chặt chẽ hơn về quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ… của các khoản vay mua nhà để ở, đặc biệt là các khoản vay với số tiền lớn.
Trên thực tế, không phải đến khi Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39 mới khiến thị trường lo lắng, mà kể từ đầu tháng 4 đến nay, sau khi một số ngân hàng có động thái hạn chế cấp vốn với bất động sản, nhiều doanh nghiệp đã khát vốn, khó bán hàng sơ cấp. Thanh khoản theo đó cũng trầm lắng.
Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo còn bổ sung một loạt nhu cầu vốn yêu cầu các ngân hàng không được cho vay, như cho vay để khách hàng chứng minh khả năng tài chính trong các giao dịch với bên thứ ba; cho vay thanh toán tiền đặt cọc dự án hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện…
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, chưa bao giờ thị trường khó khăn như hiện nay. Vốn tín dụng được xem là bà đỡ của cộng đồng doanh nghiệp, có đến 80 – 85% doanh nghiệp phải huy động vốn tín dụng, nhưng trong dự thảo sửa đổi Thông tư 39, Ngân hàng Nhà nước sử dụng từ “kiểm soát” việc cho vay mua, kinh doanh bất động sản và “kiểm soát” việc cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn.
“Việc dùng từ ngữ này đã dẫn đến luồng dư luận cho là Ngân hàng Nhà nước định hướng thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả thắt chặt cho vay để mua bất động sản cao cấp do đây là khoản vay có giá trị lớn. Điều này có thể dẫn đến hệ quả là các tổ chức tín dụng ngại hoặc không dám cho vay đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư thứ cấp, kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua bất động sản, nhà ở”, ông Châu lo ngại.
Theo ông Châu, nguồn vốn từ khách hàng là nguồn vốn tốt, hiệu quả nhất mà doanh nghiệp bất động sản không chịu áp lực lãi vay. Có nguồn vốn này sẽ giải quyết được nợ tín dụng, nợ trái phiếu và tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi thế, khi khách hàng không được vay thì doanh nghiệp cũng không bán được hàng.
“Khách hàng sử dụng các đòn bẩy tài chính là một hình thức đầu tư bình thường, thúc đẩy hạ tầng phát triển, đón đầu du lịch phục hồi. Nếu bị siết vốn, bất động sản sẽ gặp nguy cơ”, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc đang triển khai nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng lo lắng khi nói đến dự thảo thông tư mới.
Vị này cho rằng, việc kiểm soát của Nhà nước là không sai, nhưng thời điểm hiện nay cần hết sức cân nhắc bởi doanh nghiệp vừa trải qua khó khăn do đại dịch, nếu siết quá sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của doanh nghiệp, tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Riêng với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, nếu dòng vốn bị siết sẽ ảnh hưởng lớn đối với phát triển của lĩnh vực này nói riêng và ngành du lịch nói chung.
“Các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư vào phân khúc này, họ sẽ cân nhắc khi những chính sách thay đổi, ảnh hưởng đến thị trường”, vị này lo lắng.
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39) của Ngân hàng Nhà nước đang nhận được quan tâm rất lớn của các thành viên trên thị trường bất động sản, nhất là những người có nhu cầu mua nhà để ở và doanh nghiệp trong ngành này.
Theo Dự thảo mới, Ngân hàng Nhà nước quy định chặt chẽ hơn về quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ… của các khoản vay mua nhà để ở, đặc biệt là các khoản vay với số tiền lớn.
Tổng Hợp