Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần 27/6-1/7 của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI – SSI Research, nhóm phân tích cho biết trong tuần trước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục sử dụng kênh phát hành tín phiếu trên hoạt động thị trường mở, với kỳ hạn linh hoạt hơn.
Số liệu mới cập nhật từ Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 20/6, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 8,51% (so với mức 5,47% cùng kỳ 2021). Tổng phương tiện thanh toán tăng 3,3% (so với 3,48% vào 2021) và huy động vốn tăng 3,97% (so với 3,13% vào 2021). Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888.000 tỷ dồng, trong khi đó chỉ có 434.000 tỷ được huy động thêm từ dân cư và các tổ chức kinh tế, và điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.
Trên thực tế, các ngân hàng thương mại cũng đã lần lượt điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức trung bình tăng từ 30-100 điểm cơ bản, chủ yếu vào giai đoạn cuối quý I và đầu quý II. Hai ngân hàng thương mại Nhà nước là BIDV và Agribank vừa qua cũng đã tăng 10 điểm cơ bản cho kỳ hạn trên 12 tháng.
Trong nửa cuối năm 2022, SSI Research cho rằng NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và trong điều kiện phù hợp sẽ thông qua việc nới trần tín dụng cho các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%, và mức tăng trưởng này là tăng trưởng danh nghĩa, thường có xu hướng cao hơn bình thường trong bối cảnh lạm phát. Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10, theo Thông tư 08 năm 2020 của NHNN sửa đổi Thông tư 22 năm 2019 quy định lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.
Cụ thể, NHNN đã phát hành tổng 72.600 tỷ đồng tín phiếu 7 ngày với lãi suất 0,65% (giảm 5 điểm cơ bản so với tuần trước) và 35.000 tỷ kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 0,9%, trong khi đó có 69.600 tỷ đồng đáo hạn. Kênh mua kỳ hạn vẫn được sử dụng tương đối đều đặn, với tổng khối lượng phát hành là 1.170 tỷ đồng ở kỳ hạn 14 ngày và lãi suất 2,5%.
Tính chung, trong tuần NHNN đã hút ròng tổng 37.700 tỷ đồng. Sau hai tuần hút ròng liên tục, lãi suất liên ngân hàng tăng, với kỳ hạn qua đêm kết tuần ở 0,87% (tăng 21 điểm cơ bản) và 1 tuần ở 1,52% (tăng 62 điểm cơ bản). Chênh lệch lãi suất USD/VND đã được thu hẹp lại, tuy nhiên vẫn đang duy trì ở mức âm.
6 tháng đầu năm 2022, với xu hướng giảm điểm chung của thị trường, nhiều nhóm ngành có nền tảng kinh doanh tốt cũng bị giảm theo, đơn cử như giá cổ phiếu ngành ngân hàng đã giảm đến 30 – 40% dù thực tế quý I ngành này vẫn đạt tăng trưởng lợi nhuận 29% so với cùng kỳ. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng nhóm ngân hàng sẽ có sức bật trở lại trong 6 tháng cuối năm.
Theo các chuyên gia, hoạt động kinh tế đã ổn định trở lại sau dịch, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp đang gia tăng mạnh mẽ. Trong khi đó, NHNN đang xem xét cho mở “van” tín dụng của 6 tháng cuối năm. Những điều này dấy lên kỳ vọng tích cực về ngành ngân hàng trong thời gian tới.
Ngoài ra, với vai trò là cổ phiếu “vua” – nhóm dẫn dắt thị trường, nên khi triển vọng ngành ngân hàng tươi sáng cũng sẽ tạo ra những kỳ vọng tích cực về tăng trưởng lợi nhuận cho các doanh nghiệp niêm yết và nên kinh tế nói chung qua đó thúc đẩy tăng trưởng của thị trường.
Các nước châu Á đã tăng lãi suất, trợ giá tiêu dùng và thưởng cho hộ gia đình tiết kiệm điện nhằm kiềm chế lạm phát do chi phí năng lượng tăng cao
Giá dầu hôm 4-7 (giờ địa phương) biến động trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung do sản lượng của OPEC giảm, bất ổn ở Libya và các lệnh trừng phạt lên Nga lấn át nỗi lo về khả năng suy thoái toàn cầu. Giá dầu Brent trong phiên giao dịch hôm 4-7 (giờ địa phương) có lúc tăng lên 112,18 USD/thùng trong khi giá dầu WTI có thời điểm tăng lên 108,87 USD/thùng.
Cuộc khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy sản lượng dầu từ 10 nước thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giảm 100.000 thùng/ngày trong tháng 6 xuống còn 28,52 triệu thùng/ngày, chênh lệch với mức cam kết tăng khoảng 275.000 thùng/ngày.
Các chuyên gia thuộc tổ chức nghiên cứu ANZ Research (Úc) cho biết sự sụt giảm sản lượng dầu ở Nigeria và Libya cao hơn phần gia tăng sản lượng ở Ả Rập Saudi và các nước sản xuất dầu lớn khác trong khi Libya đang đối mặt với khả năng gián đoạn nguồn cung hơn nữa do bất ổn chính trị gia tăng. Diễn biến trên khiến OPEC khó có thể đạt được hạn ngạch sản lượng mới.
Trong bối cảnh giá dầu biến động khó lường góp phần đẩy giá hàng hóa và lạm phát lên cao, nhiều nước châu Á đang triển khai các biện pháp ứng phó. Tại Malaysia, lạm phát lương thực đang ở mức cao nhất trong 11 năm, khoảng 5,2%. Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob hôm 3-7 cho biết nước này sẽ chi khoảng 16 tỉ USD cho các khoản trợ cấp trong năm nay. Đây là gói hỗ trợ cao nhất trong lịch sử Malaysia.
Tổng Hợp