Việc lựa chọn dự án đầu tư lâu dài cần đảm bảo các yếu tố cốt lõi như pháp lý đầy đủ, chủ đầu tư uy tín, quy hoạch đồng bộ, bài bản… Những tưởng khi khó khăn giá bất động sản sẽ giảm, nhưng thực tế vẫn không ngừng đi lên.
Trong bối cảnh hiện tại, ngay cả những doanh nghiệp bất động sản trường vốn cũng gặp khó khăn, chứ chưa nói đến vốn mỏng, do luôn cần vốn gối đầu cho các dự án. Thực tế, ngoài vốn tự có, nguồn vốn vay ngân hàng hay kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều rất quan trọng với các chủ đầu tư trong việc phát triển dự án, thế nhưng lại đang bị kiểm soát rất chặt chẽ. Chưa kể, một kênh dẫn vốn quan trọng khác là từ người mua nhà nhưng đối tượng này cũng đang khó tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Doanh nghiệp bất động sản đang đối mặt với khó khăn “kép” là khó huy động vốn, pháp lý dự án vướng mắc kéo dài nên thiếu sản phẩm mới, trong khi lượng tiêu thụ vẫn rất chậm. Thậm chí, nhiều khách hàng mua nhà chậm tiến độ thanh toán, có trường hợp xin thanh lý hợp đồng, lấy lại tiền, chấp nhận chịu phạt.
Trước thực tế trên, nhiều chủ đầu tư đưa ra các chương trình kích cầu mua nhà hấp dẫn bằng cách chiết khấu thẳng vào giá bán, ân hạn nợ gốc và lãi suất 0% đến khi nhận nhà… với kỳ vọng giúp hoạt động giao dịch trên thị trường bất động sản bớt ảm đạm, tạo đà cho giai đoạn tiếp theo. Khi sức cầu thị trường ổn định hơn, chắc chắn các chủ đầu tư sẽ tính toán lại để không ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp.
Thị trường bất động sản từ đầu năm 2022 đối mặt với nhiều thách thức, từ việc dòng vốn bị kiểm soát chặt, nguồn cung sản phẩm mới cạn kiệt đến thanh khoản tắc nghẽn. Những tưởng khi khó khăn giá bất động sản sẽ giảm, nhưng thực tế vẫn không ngừng đi lên.
Cuối quý I/2022, một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM đầu tư dự án căn hộ ở Bình Dương (khu vực giáp ranh với TP. Thủ Đức) hướng đến nhóm khách hàng trẻ, có nhu cầu ở thực, giá bán theo kế hoạch ban đầu khoảng 32 triệu đồng/m2, tương đương 2,2-2,5 tỷ đồng cho căn hộ diện tích 70-80 m2, phù hợp cho những gia đình trẻ nên nhận được nhiều quan tâm. Tuy nhiên, mức giá chính thức 38-40 triệu đồng/m2 công bố mới đây khiến không ít người “vỡ mộng” khi đẩy giá trung bình căn hộ lên 2,6-3,2 tỷ đồng/căn. Lý do tăng giá, theo chủ đầu tư, là bởi mọi chi phí đầu vào dự án đều tăng cao, nếu không điều chỉnh sẽ lỗ, cho dù doanh nghiệp không muốn.
Không chỉ dự án kể trên, theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, hầu hết dự án căn hộ ở TP.HCM, Bình Dương công bố ra thị trường gần đây đều đã tăng giá bán so với dự kiến ban đầu hoặc so với các đợt mở bán trước đó.
Đơn cử, tại dự án căn hộ Akari City (Võ Văn kiệt, Bình Tân) của Tập đoàn Nam Long, giá bán tăng ở cả nguồn hàng sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể, trong tháng 12/2021, khi giai đoạn 1 dự án hoàn thiện, chủ đầu tư đã bàn giao 1.800 căn và lập tức thiết lập mặt bằng giá mới, từ 35-38 triệu đồng/m2 tăng lên 40-43 triệu đồng/m2. Trong giai đoạn mở bán đợt 2, mức giá dự kiến sẽ tăng tiếp khi mặt bằng giá chung của phân khúc chung cư khu Tây TP.HCM đã chạm mức 45-50 triệu đồng/m2, riêng khu vực Bình Tân, Bình Chánh vào khoảng 55-58 triệu đồng/m2.
Ngoài Akari City, một số dự án lân cận như Picity High Park (quận 12) do Tập đoàn Pi Group làm chủ đầu tư, giá mở bán đầu năm 2020 ở mức 38-40 triệu đồng/m2, hiện tại chuẩn bị chào bán block 1 và 2 với giá dự kiến tăng lên mức 46-57 triệu đồng/m2, tức tăng thêm 8-17 triệu đồng/m2.
Hay như dự án Moonlight Centre Point (quận Bình Tân) của Tập đoàn Hưng Thịnh, giá căn hộ diện tích từ 34-35 m2 đang được giao dịch trên thị trường thứ cấp với giá 2-2,3 tỷ đồng, căn hộ 3 phòng diện tích 84 m2 có giá tới 5,6 tỷ đồng, tương đương 57-67 triệu đồng/m2, tăng khoảng 15% so với thời điểm mở bán đầu quý IV/2021.
Một dự án căn hộ khác chuẩn bị công bố ra thị trường tại TP. Thủ Đức (khu vực quận 9 cũ) với tên thương mại Lumière có giá bán trung bình lên đến 65-70 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT), vượt xa dự đoán mà các thành viên thị trường trước đó ước chừng khoảng 55-60 triệu đồng/m2.
Tổng Hợp