Theo tổng hợp được đưa ra tại báo cáo, nhiều ý kiến cho rằng nợ xấu phát sinh trong giai đoạn 2016-2020 và nhất là giai đoạn sau dịch Covid-19 có nhiều yếu tố phức tạp. Điều đó dẫn đến nguy cơ các khoản nợ chuyển thành nợ xấu còn cao.
Có ý kiến đề nghị phân tích rõ hơn các ngân hàng vẫn lãi lớn trong quá trình xử lý nợ xấu; như vậy quá trình xử lý nợ xấu có làm lợi cho ngân hàng hay không. Ngoài ra, dư luận bức xúc về cách thu nợ, đòi nợ của các công ty tài chính.
Có ý kiến cũng đề nghị đánh giá rõ hơn về tác động của việc thực hiện Nghị quyết 42 đối với quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, khơi thông dòng vốn cũng như minh bạch hóa thị trường, nhất là cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém; cần đánh giá thêm nội dung về “sở hữu chéo” do Nghị quyết 42 được xây dựng vào thời điểm hệ thống các tổ chức tín dụng tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến sở hữu chéo.
trong quá trình xây dựng nghị quyết còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến cơ chế thu giữ tài sản đảm bảo. Nhưng đến nay thời gian thí điểm sắp hết (15/8/2022), báo cáo tổng kết lại chủ yếu tập trung vào đánh giá quá trình xây dựng nghị quyết và nêu về tình trạng nợ xấu, trong khi việc tổng kết thí điểm cần phải được đánh giá kỹ hơn để làm cơ sở hoàn thiện chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu.
Có ý kiến cũng lưu ý nợ xấu có nhiều nguyên nhân, cần đánh giá thêm nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu đồng bộ trong chính sách, đồng thời đề nghị phân tích rõ hơn các ngân hàng vẫn lãi lớn trong quá trình xử lý nợ xấu. Như vậy, quá trình xử lý nợ xấu có làm lợi cho ngân hàng hay không, cũng như thực trạng dư luận bức xúc về cách thu nợ, đòi nợ của các công ty tài chính.
Về sự cần thiết kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42, nhiều ý kiến thống nhất với đề xuất này để giúp khơi thông dòng vốn, bảo đảm tính hiệu lực liên tục, tránh khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng các tổ chức tín dụng cần có quy định riêng về xử lý nợ xấu bởi xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng là xử lý nợ xấu của toàn nền kinh tế. Do đó cần kéo dài thực hiện Nghị quyết 42 và sau đó luật hóa trong Luật tổ chức tín dụng hoặc luật mới/văn bản mới với những báo cáo đánh giá kỹ càng, cụ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Đồng thời cần làm rõ các khoản nợ xấu hình thành trước ngày 15/8/2017, nay kéo dài đến hết năm 2023 thì có cần phải xem lại phạm vi khoản nợ xấu hay không?
Hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng tỏ ra khá thuận lợi ngay trong quý đầu năm 2022 với mức tăng trưởng đều từ 2 chữ số trở lên. Thậm chí, một vài thành viên, mức tăng trưởng bằng lần đã xuất hiện.
Điển hình, Eximbank là thành viên có sự bứt tốc mạnh nhất với mức lợi nhuận trước thuế ghi nhận hơn 809 tỷ đồng, gấp gần 3,7 lần so với cùng kỳ.
Có 2 ngân hàng tăng gần gấp 3 lần lợi nhuận trước thuế là VPBank và VietABank. VietABank có lợi nhuận trước thuế đạt 174 tỷ đồng trong quý 1/2022, tăng 171% so với cùng kỳ, dù con số tuyệt đối chẳng thấm gì so với các ông lớn. VPBank báo lợi nhuận trước thuế thuế tăng vọt lên 11.146 tỷ đồng, tăng 178% so với cùng kỳ.
Với kết quả này, VPBank vượt qua Vietcombank (với lợi nhuận trước thuế 9.950 tỷ đồng, tăng trưởng 15%) và tạm thời giữ vị trí quán quân trong bảng xếp hạng lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng quý 1/2022.
Một gam màu trầm cũng được nhóm nghiên cứu nhắc đến là áp lực trích lập dự phòng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng xấu đi trong quý 1/2022, nguyên nhân một phần là do việc phân loại lại các khoản nợ tái cơ cấu thành nợ nhóm 4 hoặc 5 sau khi hết thời hạn tái cơ cấu. Tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng tương đối mạnh.
Tổng Hợp