Trong bối cảnh nhiều hoạt động kinh tế khởi sắc, lạm phát đang là rủi ro được chú ý đối với sự phục hồi. Lạm phát trong tháng 4 tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước, kéo theo chỉ số lạm phát từ đầu năm tăng 2,6%.
Khối nghiên cứu của HSBC nhận định áp lực lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực ASEAN, đồng thời dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ tăng khoảng 3,7% trong cả năm 2022. Áp lực giá nhiều khả năng vẫn sẽ nằm dưới mức trần lạm phát 4% Ngân hàng Nhà nước đề ra.
Báo cáo cập nhật của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng nhận định nền kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi với các chỉ số lạc quan về tăng trưởng xuất khẩu, ngân sách bội thu tháng 4 liên tiếp, các chỉ số đi lại tiếp tục phục hồi mạnh mẽ thúc đẩy doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân vẫn tăng mạnh, tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh.
Mặc dù vậy, khối nghiên cứu của World Bank lưu ý cần thận trọng với lạm phát và các rủi ro đối với tăng trưởng xuất khẩu. Chỉ số lạm phát cơ bản và giá lương thực, thực phẩm đều tiếp tục nhích lên, cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu lạm phát tiếp diễn trong trung hạn, nền kinh tế nên được cho phép điều chỉnh theo mức giá cả cao hơn. Nhà nước sẽ đóng vai trò cung cấp các ưu đãi khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao năng suất và tổng cung. Ngoài ra, gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục đẩy giá các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng lên.
Theo báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 4 do khối nghiên cứu của ngân hàng HSBC thực hiện, nhiều chỉ số quan trọng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ khi các hoạt động đang trở lại trạng thái bình thường như trước đại dịch.
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 của Việt Nam tăng trưởng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nhóm ngành hàng điện tử đóng vai trò quan trọng với mức tăng đến 33%, cao hơn mặt bằng chung. HSBC đánh giá khả năng phục hồi trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam mạnh mẽ hơn so với các nước khác trong khu vực, cho thấy lực đẩy kể từ sau khi mở cửa lại nền kinh tế hồi tháng 10 năm ngoái.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý “những cơn gió ngược chiều cản trở thương mại đang mạnh dần lên”. Một ví dụ là Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng bởi việc gián đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc do nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu từ quốc gia đông dân nhất thế giới. Vì vậy, tình trạng tắc nghẽn trong hoạt động vận tải ở Trung Quốc hiện tại khi một số thành phố lớn của quốc gia này phong tỏa để chống dịch có thể sẽ tạo ra khó khăn lên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.
Ngoài xuất khẩu, một tín hiệu tích cực với kinh tế Việt Nam là du lịch đang phục hồi nhanh chóng sau khi chính sách mở cửa biên giới được áp dụng từ ngày 15/3. Trong tháng 4, hơn 100.000 lượt khách đã đến Việt Nam, cao gấp 3 lần so với tháng 3. Theo dữ liệu của Google, Việt Nam cùng với Philippines là hai nước châu Á lọt vào top 10 quốc gia ghi nhận nhu cầu du lịch tăng trưởng cao nhất trong tháng 4.
Trong bối cảnh nhiều hoạt động kinh tế khởi sắc, lạm phát đang là rủi ro được chú ý đối với sự phục hồi. Lạm phát trong tháng 4 tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước, kéo theo chỉ số lạm phát từ đầu năm tăng 2,6%. Khối nghiên cứu của HSBC nhận định áp lực lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực ASEAN, đồng thời dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ tăng khoảng 3,7% trong cả năm 2022. Áp lực giá nhiều khả năng vẫn sẽ nằm dưới mức trần lạm phát 4% Ngân hàng Nhà nước đề ra.
Tổng Hợp