Liên quan đến việc trái phiếu doanh nghiệp bị siết đang là vấn đề được trao đổi sôi nổi trong thời gian gần đây, bởi điều này sẽ tác động mạnh đến các doanh nghiệp bất động sản – nhóm chiếm tỷ lệ hàng đầu trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Lãnh đạo một tập đoàn bất động sản đang huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu cho biết, điều khiến doanh nghiệp bất động sản phải nhờ đến kênh phát hành trái phiếu để huy động vốn vì đặc trưng của ngành là triển khai dự án trong một thời gian dài.
Trong khi đó, để vay được vốn từ ngân hàng thì doanh nghiệp phải hoàn thiện các hồ sơ pháp lý, phải có sổ đỏ của dự án. Nhưng để có được tấm sổ đỏ cầm trên tay, phải mất ít nhất 3 – 5 năm. Trong khi toàn bộ số tiền doanh nghiệp có đã dồn vào việc mua đất, đến khi phát triển dự án thì đã cạn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải huy động vốn bằng trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi vay ngân hàng.
“Doanh nghiệp bất động sản đang bị bủa vây bởi nhiều áp lực. Cụ thể như pháp lý kéo dài, điều kiện vay vốn từ ngân hàng ngày càng khó, phát hành trái phiếu giờ cũng siết… khiến việc trở lại sau giãn cách đã khó lại càng thêm khó”, vị lãnh đạo doanh nghiệp này than thở. Luật Đất đai hiện hành và văn bản hướng dẫn đang tạo ra cách hiểu khác nhau. Có tỉnh thì căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất để ban hành quy định về điều kiện tách thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa, có tỉnh lại căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương.
TS Cấn Văn Lực cho rằng, khi sửa luật Kinh doanh bất động sản cần làm rõ 8 vấn đề: thứ nhất, bất động sản phát triển rất nhanh nhưng thiếu bền vững do chưa có định hướng dài hạn về thị trường bất động sản.
Thứ 2, công tác quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí nhìn nhận thẳng thắn là chưa có hiệu quả dẫn đến hệ luỵ là tình trạng cung cầu bất cân xứng; giá đất vẫn sốt ở nhiều nơi.
Thứ 3, cung cầu mất cân đối dẫn đến giá nhà tăng cao, nên có 2 hiện tượng: người muốn mua nhà gặp khó và nhiều người giàu lên nhanh chóng.
Thứ 4, thị trường xuất hiện các sản phẩm mới nhưng chưa có quản lý phù hợp, chưa có quy định rõ ràng trong luật.
Thứ 5, tài chính bất động sản chưa bao giờ được quy định trong luật. Ví dụ như câu chuyện siết vốn doanh nghiệp xoay sở ra sao?
Thứ 6, sự giao thoa giữa các bộ luật, vậy luật nào là luật tổ chức gốc? Cơ quan nào đứng ra tổ chức và thống kê các vấn đề chồng chéo giữa các bộ luật, cần tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp.
Thứ 7, các chỉ số, dấu hiệu của thị trường bất động sản: chỉ số về giá, về sự lành mạnh của thị trường bất động sản được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, thế nào là thị trường lành mạnh? Chỉ số nằm ở đâu? Khi ngành ngân hàng, chứng khoán đều đang có chỉ số lành mạnh thì bất động sản lại chưa có.
Một vài địa phương xuất hiện tình trạng các dự án nhỏ lẻ, manh mún, lợi dụng thu gom đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm và lợi dụng tách thửa để phân lô, thiếu tiện ích, thiếu quy hoạch đồng bộ và bài bản, thiếu chuyên nghiệp, không trung thực với khách hàng…
Các doanh nghiệp muốn huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu đô-la thường là doanh nghiệp đầu ngành, quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
Còn chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đánh giá, việc đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường chứng khoán không chỉ là một cách huy động vốn, mà còn là hướng đi tốt cho các công ty muốn đại chúng hóa và để làm được điều này, điều kiện tiên quyết là phải công khai, minh bạch các hoạt động. Với trái phiếu ngoại tệ, theo ông Lực, đây cũng giải pháp các doanh nghiệp nên tính tới, tuy nhiên, cũng phải đủ tầm vóc, vị thế mới lựa chọn cách làm này.
Tổng Hợp