Đại diện một công ty môi giới bất động sản khá có tiếng tại Hà Nội chia sẻ: Trong năm 2021, số lượng người nộp hồ sơ vào công ty đã tăng bình quân khoảng 30% – 40% so với những năm trước. Đặc biệt, vào tháng 10 năm ngoái, số lượng người nộp hồ sơ tăng gấp rưỡi.
Cũng vì quá nhiều người chuyển sang nghề môi giới bất động sản, nên các cá nhân môi giới đang phải chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt. Sự cạnh tranh này đến từ các công ty môi giới với nhau. Các cá nhân môi giới trong cùng một công ty cũng phải “đối đầu”, thậm chí, họ còn phải cạnh tranh với các môi giới bất động sản tự do.
Sang năm 2021, các doanh nghiệp môi giới đã có sự chuẩn bị từ trước, nên trong thời điểm giãn cách lần thứ 3 gần như không bị ảnh hưởng quá nhiều.
“Ngay trong thời điểm giãn cách, chúng tôi vẫn có các hoạt động tư vấn trực tuyến, thông qua điện thoại hoặc các ứng dụng công nghệ. Hoặc có các video tự quay để tạo ra kho sản phẩm. Khách hàng ưng thì đặt cọc trước, hoặc “chốt” luôn, nên ảnh hưởng không quá lớn”, đại diện doanh nghiệp môi giới cho biết.
Cũng theo lãnh đạo doanh nghiệp này, trước đây, doanh nghiệp có hỗ trợ xăng xe hàng tháng cho các cá nhân môi giới nếu ký hợp đồng trực tiếp với công ty, khoảng 2 – 3 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, do số lượng môi giới ngày càng đông, doanh nghiệp này đã “cắt” chi phí hỗ trợ. Thay vào đó là tăng chiết khấu hoa hồng cho cá nhân môi giới nếu “chốt” được sản phẩm.
Hơn 2 năm qua, do phải ứng phó với đại dịch COVID-19, nhiều ngành nghề đã phải tạm ngừng hoạt động, khiến hàng triệu lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Một số ngành nghề có thất nghiệp cao như du lịch, nhà hàng, kinh doanh quán bar, internet hoặc nghề hướng dẫn viên thể hình, giáo viên mầm non,… Để duy trì cuộc sống, nhiều người đã phải chuyển sang các nghề khác không bị hạn chế hoạt động. Trong đó, 2 ngành được lựa chọn nhiều nhất là kinh doanh bảo hiểm và môi giới bất động sản.
Phát biểu mở màn tọa đàm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản (BĐS) Việt Nam thừa nhận, đất đai ở 1 số nơi ghi nhận tình trạng nhảy múa, giá tăng vọt, trong đó có “sự góp sức” của giới đầu cơ, môi giới không chuyên nghiệp. Thậm chí ngay cả nhà môi giới tại các công ty chuyên nghiệp vẫn cố tình “tiếp tay” đẩy giá thổi giá, tạo ra lợi ích không phục vụ cho phát triển kinh tế của các địa phương. Có thể nói, thị trường BĐS giai đoạn vừa qua bị nhiều nhà đầu cơ, môi giới thao túng.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) nhấn mạnh phải xác định trong thị trường BĐS hiện nay, vai trò của môi giới là tất yếu, là 1 trong những chủ thể rất quan trọng trên thị trường.
Để phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng này, cần một cuộc tổng rà soát để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thời gian qua, nhận diện vấn đề mới có thể tìm ra giải pháp.
“Hiện có phải nhà môi giới nào cũng hiểu kiến thức pháp luật không? Trong 300.000 nhà môi giới hiện nay, có bao nhiêu người đã học và được cấp chứng chỉ môi giới? Bao nhiêu người biết kỹ năng hành nghề là gì? Trách nhiệm của nhà môi giới đối với xã hội ra sao? Vấn đề phải chăng do quy định pháp luật chưa đủ, chưa đi vào thực tế hay đến từ trách nhiệm, định hướng của những nhà lãnh đạo tổ chức môi giới, cá nhân môi giới?” – ông Khởi đặt 1 loạt vấn đề.
Ngoài đường, tiệm cầm đồ cũng thấy treo biển “thông tin nhà đất”. Nhà môi giới trước chỉ đi với các nhà đầu tư có dự án, giờ len lỏi vào tận các làng, bản. Họ kích cầu, kích giá thông qua hoạt đấu giá cả những mảnh đất ở thôn quê. Nghề môi giới BĐS dường như đang quá hấp dẫn đối với người dân.
Tổng Hợp