Trong 2 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn TP.HCM ghi nhận nhiều khởi sắc.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 2 tháng đầu năm ước đạt 7,38 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Chỉ số công nghiệp tính chung 2 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1% so với cùng kỳ. Bốn nhóm ngành công nghiệp chủ yếu ước tăng 9% so với cùng kỳ…
Trong 2 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn TP.HCM ghi nhận nhiều khởi sắc. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 2 tháng đầu năm ước đạt 7,38 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Chỉ số công nghiệp tính chung 2 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1% so với cùng kỳ. Bốn nhóm ngành công nghiệp chủ yếu ước tăng 9% so với cùng kỳ…
Vì thế, theo ông Lệnh, mức tăng trưởng trên cũng là hợp lý khi các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại hoạt động bình thường sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Đồng thời, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy tác dụng, mang tới những tín hiệu tích cực về phục hồi và tăng trưởng kinh tế-xã hội thành phố cũng như một số nhóm ngành, lĩnh vực đã tăng trưởng trở lại và khởi động ngay sau khi kỳ nghỉ Tết. TP.HCM đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, 2 tháng đầu năm, thị trường tiền tệ, tín dụng tương đối ổn định.
Đến ngày 25/2/2022, tín dụng tăng 2,52% (VND tăng 2,34%, ngoại tệ tăng 3,96%). Trước đó, NHNN cho biết tín dụng cuối tháng 1 tăng 2,74%, như vậy tín dụng trong tháng 2/2021 đã giảm nhẹ.
Huy động vốn vẫn tiếp tục tăng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đến 25/2, huy động vốn tăng 1,29% (VNĐ tăng 1,30%, ngoại tệ tăng 1,24%) so với cuối năm 2021.
NHNN tục yêu cầu tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý.
Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp…; thực hiện cho vay bằng ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước về hạn chế tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế.
Đồng thời, NHNN vừa ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Về lãi suất, định hướng của Ngân hàng Nhà nước là điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác, chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% – 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, tính đến cuối tháng 2/2022, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt trên 2,9 triệu tỷ đồng, tăng 2,65% so với cuối tháng 2021 và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 54,4% tổng dư nợ, tăng 3,7% so với cuối năm 2021; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 45,6%, tăng 3,34%. Với mức tăng trưởng 2,65%, tín dụng của các ngân hàng tại TP.HCM phục hồi khá mạnh mẽ so với mức bình quân chung của cả nước.
Sau giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài, kinh tế TP.HCM đang có nhiều tín hiệu khởi sắc. Nhu cầu về nguồn vốn cho phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ghi nhận liên tục tăng cao kể từ quý 4/2021 và vẫn duy trì trong 2 tháng đầu năm, bất chấp thời điểm nhu cầu trầm lắng do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết, kể từ tháng 10/2021 (thời điểm TP.HCM bắt đầu mở cửa trở lại sau thời gian dài áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt để phòng, chống dịch) đến nay, tín dụng trên địa bàn duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục, tháng sau cao hơn tháng trước.
Ngay cả thời điểm 2 tháng đầu năm, tín dụng vẫn tăng trưởng ở mức cao đến 2,65%. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng khi rơi vào kỳ nghỉ dài Tết Nguyên đán và theo quy luật hàng năm thường tín dụng tăng thấp. Dòng tín dụng đã được ưu tiên rót vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Theo thống kê, dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn đạt 190.361 tỷ đồng. Trong đó, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 145.082 tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng dư nợ. Đối với chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất-khu công nghiệp, dư nợ cho vay đạt 207.021 tỷ đồng với 3.668 khách hàng vay vốn.
Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 163.167 tỷ đồng; dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 43.854 tỷ đồng. Chương trình cho vay theo chương trình bình ổn thị trường đạt 2.115 tỷ đồng, lũy kế doanh số cho vay đạt 4.504 tỷ đồng với 35 doanh nghiệp.
Tổng Hợp