Nhiều công ty địa ốc, môi giới dựa vào thông tin triển khai dự án mới để “tô hồng” quá mức tiềm năng khai thác bất động sản ven khu công nghiệp. Nhà đầu tư cần dành thời gian tìm hiểu thực tế thị trường để có quyết định phù hợp.
Theo đánh giá của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), cấu trúc thị trường bất động sản công nghiệp tại miền Nam và miền Bắc có sự tương đồng rất lớn. Thị trường miền Nam hiện đang có mức độ cạnh tranh rất cao và gay gắt, khu công nghiệp có qui mô lớn nhất chỉ chiếm chưa tới 10% nguồn cung trên thị trường, top 3 khu công nghiệp chiếm khoảng 10% và top 5 chiếm ở ngưỡng 20%.
Các tỉnh thành có mức độ tập trung cao nhất (gồm Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Đồng Nai và Long An) chiếm hơn 50% tổng thị phần trên thị trường. Như vậy, ngoại trừ Cà Mau thì 4 tỉnh còn lại đều là những khu vực có vị trí địa lý gần với TP. HCM, các vị trí này đều phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất do sẽ giảm được chi phí vận chuyển hàng hóa từ và tới TP. HCM.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng tại khu vực có khu công nghiệp và cùng với nhu cầu nhà ở gia tăng, các dự án bất động sản liền kết khu công nghiệp trở thành loại hình được nhiều nhà đầu tư “săn đón”. Garden Riverside không chỉ là giải pháp kịp thời cho vấn đề nhà ở cho các chuyên gia, người lao động tại Long An, mà còn là phương án đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư tại TP.HCM.
Sở dĩ nhiều nhà đầu tư mạnh tay “rót tiền” vào bất động sản ven khu công nghiệp là bởi tiềm năng từ khai thác cho thuê, kinh doanh buôn bán… Tuy nhiên, có một thực tế là từ khi triển khai đến lúc hoàn thành một dự án khu công nghiệp thường kéo dài nhiều năm, chưa kể khi khu công nghiệp xây xong, để kéo công nhân về làm việc cũng cần thêm một khoảng thời gian tương đối dài nữa, bằng chứng là nhiều đô thị ở Thủ Dầu Một hay Bến Cát tới nay vẫn vắng bóng người, dù đã xây dựng cả chục năm qua.
Phải thừa nhận sự phát triển rầm rộ của BĐS công nghiệp nói chung và KCN nói riêng ở các đô thị vệ tinh hiện nay. Tuy nhiên, việc phát triển các KCN ở một số vùng còn nhiều bất cập. Trong đó, cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ và hiện đại. Đặc biệt là chưa tạo ra được khu dân cư và các công trình xã hội để đem lại môi trường sống và làm việc tốt cho chuyên gia và người lao động. Từ đó dẫn đến quá trình đô thị hóa chưa được đáp ứng, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững cho KCN nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.
Bình Dương cũng là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, quỹ đất dồi dào và giá còn rẻ nên được nhiều nhà đầu tư từ TP.HCM nhắm tới. Thực tế, trường nhà đất nơi đây đã “chộn rộn” từ nhiều năm trước, khi thông tin dự án này mới manh nha xuất hiện. Từ đó đến nay, nhiều nhà đầu tư thắng lớn từ các thương vụ “lướt sóng” đất, nhưng cũng có không ít người “ngậm trái đắng”.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã phát triển thành công mô hình này, như Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Thái Lan… Tại Việt Nam, một số chủ đầu tư KCN cũng đầu tư đồng bộ khu đô thị, dịch vụ liền kề KCN, tạo tổng thể KCN – đô thị – dịch vụ, như KCN – đô thị – dịch vụ VSIP (Bình Dương), Bắc Ninh, Quảng Ngãi… Riêng ở Long An, nổi bật với các huyện Đức Hòa, Bến Lức đang tập trung nhiều cụm KCN vẫn chưa giải quyết bài toán về khu đô thị – dịch vụ để giải quyết vấn đề nhà ở và môi trường sống cho chuyên gia và người lao động.
Tổng Hợp