Động lực, thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản chính là gói phục hồi kinh tế cùng các dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng mạnh.
Cụ thể gói 350 nghìn tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua từ tháng 1/2022 với nhiều chính sách hỗ trợ, giải ngân trong năm 2022 và 2023. Gói này được thông qua sẽ đem đến lợi ích kép: thứ nhất là, dòng tiền giải ngân đầu tư công có thể hỗ trợ thị trường bất động sản thông qua các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, giúp tài sản gia tăng giá trị, và thứ hai là, các gói kích thích kinh tế hồi phục góp phần tăng tiêu dùng, cải thiện sức mua, thúc đẩy nhu cầu sở hữu nhà đất để ở lẫn đầu tư.
Theo các chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ hồi phục khá nhanh, kéo theo sự sôi động của thị trường BĐS trong năm 2022. Một trong những yếu tố tác động tích cực tới thị trường BĐS là môi trường pháp lý dần được hoàn thiện khi Chính phủ dự kiến trình Quốc hội sửa Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS.
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) Nguyễn Văn Đính cho biết, liên tiếp trong nhiều năm qua, thị trường có nhiều động lực phát triển nhất khu vực châu Á. BĐS duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm và dự báo có nhiều triển vọng tích cực trong năm nay dựa trên các yếu tố vĩ mô bền vững. Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế vừa và nhỏ có sức bật tốt, lợi thế về quy mô dân số, cơ cấu dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh, dự báo sẽ duy trì tăng trưởng hơn 6% trong những năm tới… Đây chính là lợi thế giúp thị trường BĐS duy trì nhịp tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh. Thêm vào đó, thị trường BĐS tại các địa phương tận dụng được lợi thế từ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, cũng như các chính sách tín dụng, quản lý thị trường, quản lý dữ liệu thị trường.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đánh giá cao các nền tảng ở Việt Nam như: Lao động, sự phát triển nhanh, mạnh về hạ tầng tại các thành phố lớn, liên tỉnh cùng với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về pháp lý. Những điều này đã tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn khiến dòng vốn FDI nước ngoài chảy vào. Đồng thời, khi kinh tế dần khôi phục trở lại, thì việc sở hữu quy hoạch tốt, hạ tầng phát triển, cơ cấu dân số vàng và sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu sẽ là động lực lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới.
Trong năm 2022, thị trường BĐS sẽ đón nhiều cú hích từ giải ngân đầu tư công và các gói kích thích kinh tế được bơm vào thị trường. Tâm lý lo ngại tiền rẻ có thể khiến cho BĐS tiếp tục là kênh thu hút dòng tiền của nhóm nhà đầu tư trường vốn (vốn dài hạn). Cơ hội tăng trưởng của thị trường BĐS nhà ở và tài sản gắn liền với đất trong năm 2022 sẽ cao hơn so với năm 2021.
Bước sang năm 2022, với sự nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh và các gói cứu trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, khả năng phục hồi nền kinh tế và thị trường BĐS Việt Nam được các chuyên gia dự báo cao, sau 2 năm bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 và những rào cản chính sách chưa được tháo gỡ. Tuy vậy, nguồn cung trên thị trường vẫn chưa có nhiều cải thiện do thủ tục đầu tư vẫn chưa thể tháo gỡ triệt để vướng mắc, nhất là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Xu hướng giá BĐS có thể tiếp tục tăng ở mức cao do nguồn cung yếu và áp lực mạnh. Lực cầu vẫn được duy trì, thậm chí có thể mạnh hơn.
tác động của đại dịch COVID-19. Việt Nam về cơ bản đã kiểm soát được đại dịch COVID-19 với tỷ lệ người được tiêm chủng rất cao và đã sản xuất được thuốc điều trị, giúp cho nền kinh tế và thị trường bất động sản dần trình phục hồi và tăng trưởng trở lại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chuyển sang trạng thái bình thường mới, chủ động thích ứng linh hoạt, sản xuất kinh doanh sống chung an toàn với các biến thể mới như Omicron…
Đại dịch cũng đã tạo ra áp lực đổi mới toàn diện hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bất động sản, nhất là chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ như thực tại ảo VR, trí tuệ nhân tạo AI, internet kết nối vạn vật, blockchain, làm việc từ xa, qua zoom, xây dựng platform…
Tác động của các bất ổn địa chính trị và tranh chấp thương mại quốc tế. Do nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu nên các bất ổn địa chính trị và tranh chấp thương mại quốc tế, bất ổn trong chuỗi cung ứng đều tác động trực tiếp đến nền kinh tế và thị trường bất động sản.
Tác động của “rủi ro” tiềm ẩn lạm phát, chỉ số CPI tăng cao hơn mức mục tiêu. Dưới các tác động khó lường từ bên ngoài và gói kích thích kinh tế, hỗ trợ an sinh xã hội với giá trị hơn 350 nghìn tỷ đồng cũng gây ra “rủi ro” tiềm ẩn làm gia tăng lạm phát, tăng chỉ số CPI cao hơn mức mục tiêu trong năm 2022. Nhưng, với tỷ trọng phần lớn gói kích thích kinh tế nhằm thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó có khoảng 15.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động nên đã hạn chế “rủi ro” nguy cơ lạm phát.
Ở thời điểm hiện tại, với những yếu tố tác động tới thị trường bất động sản, giới chuyên gia nhận định sẽ có những chuyển biến về cơ cấu sản phẩm từ phía doanh nghiệp phát triển dự án và nhà đầu tư cũng như người mua. Thực tế, khi thực hiện lệnh giãn cách, ngôi nhà được biến thành nơi hội tụ “tất cả trong một” khi vừa là nơi cư trú, vừa là văn phòng làm việc, lớp học, nơi nghỉ ngơi, thư giãn… Điều này đã tác động mạnh đến tâm lý và quyết định xuống tiền của nhà đầu tư trong dài hạn.
Tổng Hợp