Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 sẽ khó có nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản. Tuy nhiên hiện tượng sốt giá bất động sản vẫn có khả năng xảy ra.
Theo nhận định của một số chuyên gia, không có một tín hiệu rõ ràng nào cho một cơn sốt đất diện rộng xảy ra vào năm 2022. Bởi nhiều thông tin quy hoạch, hạ tầng đã được hé lộ trong năm vừa qua. TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, sóng bất động sản không bao giờ yên lặng mà chỉ biến động mạnh hay nhẹ ở mỗi năm. Năm ngoái, biên độ nhấp nhô của sóng tương đối lớn do thông tin quy hoạch, đầu cơ thổi giá,…
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, giai đoạn 2022 – 2023, Chính phủ và các địa phương đã có nhiều kinh nghiệm hơn để kiểm soát tốt hơn việc này. Bản thân người dân và các nhà đầu tư cũng đã ý thức được những rủi ro mang lại, thực tế không ít người đã mất tiền trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, những thông tin liên quan đến quy hoạch hiện nay cũng được công khai minh bạch hơn. Do đó, khả năng làm giá của giới đầu cơ sẽ ít hơn rất nhiều. “Có thể năm 2022 vẫn còn những đợt sóng nhưng không mạnh như thời gian vừa qua”, ông Lực nhận định.
Trong năm vừa qua, thị trường bất động sản địa phương này cũng chứng kiến những cơn sốt đất, chủ yếu là những tháng cuối năm, sau khi hết giãn cách xã hội. Trong đó, Châu Đức và TP Bà Rịa liên tục sốt từ tháng 10 đến tháng 12. Các địa phương khác sốt đất từ tháng 11 đến 12.
Riêng Phú Mỹ vẫn đang có hiện tượng sốt đất và dự báo sẽ còn sôi động từ nay đến qua Tết Âm lịch, nếu dịch không bùng phát mạnh trở lại thì ít nhất là tới tháng 4/2022 khi bảng giá đất mới chính thức được áp dụng. Đầu năm 2022 là thời điểm khá nhạy cảm nên khi tham gia vào thị trường đất nền tại một số địa phương của tỉnh Bà Rịa – Vùng Tàu như Phú Mỹ, Cù Bị, Đá Bạc Châu Đức,… Do đó, các nhà đầu tư cần lưu ý đến yếu tố pháp lý, sau đó là đánh giá về lợi thế của khu vực mà dự án đó tọa lạc, có đồng bộ cư dân hay không, tiềm năng tăng giá đi cùng với hạ tầng khu vực ra sao trong tương lai.
Nhiều nơi như Thanh Hóa, TP Thủ Đức, huyện Cần Giờ của TP HCM; TP Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai,… cũng ghi nhận hiện tượng giá đất nền tăng rất nhanh trong thời gian ngắn.
Hiện tượng tăng giá đất nền nóng cục bộ cũng nhanh chóng hạ nhiệt sau khi Chính Phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường có các văn bản chỉ đạo để chính quyền địa phương kịp thời đưa ra cảnh báo cũng như công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất trên địa bàn như thông tin quy hoạch sân bay Técníc tại Bình Phước, quy hoạch hành chính huyện Thủy Nguyên tại Hải Phòng, điều chỉnh bảng giá đất tại TP Đà Nẵng,…
Thực tế thời gian qua cho thấy, tại nhiều địa phương giá đất chào bán cũng tăng cao so với thời điểm cách đây ít tháng. Hiện tượng đổ xô đi đấu giá, đầu cơ, cùng những ồn ào về phân lô bán nền,… khiến lo ngại cơn sốt đất quay lại. Trước những diễn biến mới của thị trường, Bộ Xây dựng thông tin, theo báo cáo của các địa phương thì hiện tượng tăng giá đất nền đã hạ nhiệt, nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản là khó xảy ra.
Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, mặc dù nền kinh tế có sự giảm phát do ảnh hưởng của đại dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng từ đầu năm. Theo đó, tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân 5 – 7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15 – 20%; giá đất nền tăng 20 – 30% so với thời điểm cuối năm 2020.
Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cũng cho biết, thị trường đã xuất hiện bong bóng cục bộ trong năm vừa qua. Giá đất nền ở các khu vực tăng ảo theo các dự án lớn. Sang năm 2022, phân khúc đất nền dự báo vẫn sẽ có sức hấp thụ tốt, do phù hợp hơn với nhu cầu tài sản trú ẩn. Kéo theo đó, giá đất sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên sẽ không tăng mạnh như giai đoạn trước. Thậm chí, có khu vực dự báo sẽ có khả năng xảy ra cơn sốt đất cục bộ.
Tại khu vực Tây Nam Bộ, ông Dương Quốc Thủy, Phó Chủ tịch VARs cho biết, một hiện tượng nổi bật nhất trong năm 2021 đó là sự giữ vững vị trí ngôi vương ở dòng sản phẩm đất nền gần các khu công nghiệp.
Cụ thể, hoạt động mua bán đất quanh các khu công nghiệp diễn ra nhộn nhịp, nhất là các dự án hoàn thiện cơ sở hạ tầng và pháp lý, có vị trí giao thông thuận lợi.
Ngoài ra, hoạt động mua bán đất thổ cư tại khu vực diễn ra khá sôi động, đặc biệt nhà đất riêng lẻ tại trung tâm TP Cần Thơ và khu vực Hậu Giang (giáp ranh Cần Thơ), Long Xuyên, Long An, một số tỉnh thu hút đầu tư như Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu,…Vị này dự báo, trong năm 2022, thị trường bất động sản Tây Nam Bộ sẽ không xảy ra sốt đất hay đóng băng, mức giá dự kiến sẽ tăng bình quân trên 10% so với năm 2021.
Tổng Hợp