Lạm phát là thay đổi mức giá của nền kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu này “mức giá của nền kinh tế” đại diện bởi chỉ số giá tiêu dùng (CPI), là trung bình có trọng số giá các nhóm hàng trong danh mục định trước (viết tắt là “rổ”), và “thay đổi” là thay đổi so với cùng kỳ năm trước.
Theo Clark (2001), khả năng phản ánh xu hướng lạm phát của một thước đo lạm phát lõi được đánh giá theo hai tiêu chuẩn:
Thứ nhất, lạm phát lõi không phản ánh sai (cao quá hoặc thấp quá) mức lạm phát trong dài hạn. Mức lạm phát trong dài hạn có thể đo bằng trung bình dài hạn của lạm phát. Do đó, một thước đo tốt cho lạm phát lõi trước hết trong dài hạn cần có trung bình bằng trung bình lạm phát. Về tiêu chuẩn này, cả 3 thước đo lạm phát lõi đều không đáp ứng khi có trung bình thấp hơn trung bình lạm phát.
Trong khi các nghiên cứu đề xuất khá nhiều thước đo lạm phát lõi, nghiên cứu này tập trung xem xét 3 thước đo sau đây: CPI cơ bản: CPI cơ bản là trung bình có trọng số giá các nhóm hàng trong “rổ”, nhưng loại trừ những nhóm hàng có giá thường xuyên thay đổi. CPI cơ bản do TCTK công bố loại bỏ nhóm lương thực, thực phẩm và Nhà nước quản lý giá.
Trung bình lược bỏ (trimmed-mean): Được đề xuất bởi Bryan and Cecchetti (1994), trung bình lược bỏ tùy từng tháng, giữa những thay đổi giá các nhóm hàng trong “rổ”, lược bỏ những thay đổi (tăng hoặc giảm) lớn. Khác với CPI cơ bản, trong đó định trước những nhóm hàng loại khỏi “rổ”, trung bình lược bỏ mỗi tháng tùy theo mức độ thay đổi về giá của mỗi nhóm hàng mà quyết định loại nhóm hàng nào. Cụ thể hơn, mỗi tháng n nhóm hàng trong “rổ” được sắp xếp từ thấp đến cao theo mức thay đổi giá tăng dần:
π(1) ≤ π(2) ≤ … ≤ π(n-1) ≤ π(n)
Với mức lược bỏ p%, thay đổi giá thấp nhất được giữ lại là π(g+1) và cao nhất được giữ lại là π(n-g), với g là số làm tròn xuống của np/100. Ở đây, các thay đổi giá được giả thiết phân phối cân xứng (symmetric distribution) nên mức độ lược bỏ cận trên và cận dưới là bằng nhau. Giả sử có 100 nhóm hàng trong “rổ”, với mức lược bỏ 10%, trung bình lược bỏ sẽ loại 5 nhóm hàng có mức thay đổi giá ít nhất và 5 nhóm hàng có thay đổi giá nhiều nhất. Do số nhóm hàng trong “rổ” của Việt Nam hạn chế, nghiên cứu này đề xuất mức lược bỏ 10%, thấp hơn mức 16% do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Cleveland đề xuất.
Lạm phát lõi là chỉ báo về xu hướng cơ bản của lạm phát. Cụ thể hơn, lạm phát lõi loại khỏi lạm phát thông thường những biến động nhất thời hoặc những biến động do thay đổi giá tương đối giữa các nhóm hàng trong “rổ”. Do đó, lạm phát lõi là một chỉ báo về lạm phát một vài năm tới và phản ánh thành phần lạm phát mà chính sách tiền tệ có thể chi phối (Clark, 2001).
CPI trung vị: CPI trung vị là trường hợp đặc biệt của trung bình lược bỏ với mức lược bỏ là 50%. CPI trung vị được đề xuất nhằm khắc phục nhược điểm của CPI cơ bản và trung bình lược bỏ là không loại trừ hết ảnh hưởng của tăng giá tương đối của một nhóm hàng trong “rổ” mà việc tăng này không phản ánh xu hướng lạm phát cũng như không là đối tượng quan tâm của chính sách tiền tệ (Bryan and Pike, 1991). Kết quả tính toán các thước đo lạm phát lõi cho giai đoạn từ tháng 2/2015 đến tháng 11/2021.
Lạm phát lõi là chỉ báo về xu hướng cơ bản của lạm phát, trên cơ sở loại khỏi lạm phát thông thường những biến động nhất thời hoặc những biến động do thay đổi giá tương đối giữa các nhóm hàng. Kết quả đánh giá cho thấy, giữa CPI cơ bản, CPI trung vị và trung bình lược bỏ, trung bình lược bỏ (lược bỏ 20% đối với cận dưới và 10% đối với cận trên) là thước đo tốt nhất cho lạm phát lõi. Trong khi đó, so với hai thước đo còn lại, CPI cơ bản là thước đo kém nhất cho lạm phát lõi.
Tổng Hợp