Không còn tâm trạng “săn hàng” hay “đẩy hàng” sôi động như ở thời điểm tháng 10, 11/2021, một số nhà đầu tư đã bắt đầu chuyển sang trạng thái “nghỉ Tết”, chờ đợi và thăm dò thị trường.
Kịch bản hạ nhiệt của thị trường bất động sản được dự báo có thể sẽ tiếp diễn trong những tháng tới khi tâm lý lo ngại dịch bệnh cộng hưởng với chính sách siết tín dụng bất động sản.
Trong một báo cáo mới đây, SSI Research phân tích lạm phát cao có thể dẫn đến lãi suất cho vay tăng. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của chủ đầu tư bất động sản và thu nhập của người mua nhà. Qua đó có thể ảnh hưởng tiến độ mở bán của các chủ đầu tư dự án và đồng thời ảnh hưởng tình hình ký mới của các công ty xây dựng. Thêm nữa, lãi suất cho vay tăng cao cũng tác động đến gánh nặng lãi vay đối với các công ty xây dựng có dùng vốn vay.
Mặt khác, Thông tư 16/2021/TT-NHNN vừa công bố có thể ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Theo đó, các tổ chức tín dụng sẽ không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích tái cơ cấu nợ, góp vốn/mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác cũng như tăng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp phát hành. Điều này có thể có tác động ngắn hạn đến các chủ đầu tư bất động sản có dòng tiền kém.
Việc siết tín dụng bất động sản được coi là động thái tác có thể tác động mạnh đến chủ thể tham gia thị trường. Quy định này cũng buộc nhà đầu tư, doanh nghiệp phải có dự trù, kế hoạch mới trong việc phát triển dự án bất động sản.
Nhà đầu tư này cho rằng, lượng đăng tin trên các diễn đàn số lượng lớn song giao dịch thực tế đang có dấu hiệu chững lại. Trong khi đó, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản thừa nhận, giao dịch thực trong thời gian vừa qua thấp, bởi giá đang bị đẩy lên quá cao. Giá bất động sản tăng mạnh không phản ứng đúng giá trị thực.
Ông Đính từng chỉ ra ví dụ như Hoà Bình, có nơi tăng giá đến gấp 3 lần trong thời gian ngắn. Theo TS. Đính, các nhà đầu tư đều tính toán được giá trị ở mức độ nào phù hợp. Họ sẽ ngó lơ những sản phẩm bị thổi giá quá cao, dẫn tới tình trạng hấp thụ kém. Một báo cáo thị trường tháng 12/2021 của Batdongsan.com.vn cho thấy, trong thời điểm cuối năm, nhu cầu giao dịch trên toàn thị trường có xu hướng giảm nhẹ so với tháng trước đó nhưng nhìn chung vẫn tăng so với cùng kỳ 2020.
Theo đó, tổng lượng tin đăng rao bán bất động sản trên cả nước trong tháng 12 tăng 7% so với tháng trước và gần 13% so với cùng kỳ 2020. Đất nền tự do là loại hình có lượng tin rao bán tăng cao nhất tháng vừa qua với mức tăng gần 12%, dòng sản phẩm căn hộ chung cư, nhà phố, đất nền dự án cũng đều lần lượt ghi nhận lượng tin đăng bán tăng 8-9% so với tháng trước.
Về nhu cầu tìm kiếm bất động sản, trong tháng 12 thị trường dù ghi nhận nhu cầu tìm kiếm nhà đất giảm 3% so với tháng 11/2021. Căn hộ chung cư và nhà riêng là hai phân khúc có nhu cầu tìm mua giảm mạnh nhất, mức giảm gần 9% so với tháng 11/2021. Trong khi đó đất nền dự án và đất nền riêng lẻ là phân khúc có lượng quan tâm tăng hơn 4% dưới tác động từ làn sóng săn đất, sốt giá cục bộ tại một số thị trường phía Bắc.
Theo báo cáo thị trường quý 4/2021 của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, trong quý cuối năm là giá BĐS liên tục tăng bất chấp Covid-19. Quá trình hình thành các đô thị mới đang dẫn dắt quá trình tăng giá. Cùng với đó, nguồn cung thiếu hụt dẫn đến việc giá BĐS tăng cao. Thị trường BĐS đã xuất hiện bong bóng cục bộ; giá đất nền các khu vực tăng mạnh theo các dự án. Tuy nhiên, theo đơn vị này, giá nhà tăng nhưng thanh khoản không tăng tương xứng.
Chia sẻ tại toạ đàm mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư kí Hội môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, thị trường đã xuất hiện bong bóng cục bộ. Ở một số khu vực sự tăng giá có những độ ảo, tăng không đúng giá trị tiềm ẩn nguy cơ bong bóng. Không chỉ giá ảo mà thị trường còn có nguồn cầu ảo, dòng tiền đổ vào thị trường không nhằm mục đích đầu tư bất động sản bền vững mà chỉ là phương thức đầu tư tài chính thông qua hàng hóa bất động sản.
“Dòng tiền này đến từ các nhà đầu tư tay ngang, các ngành kinh tế khác, do ảnh hưởng bởi Covid – 19 mà hoạt động sản xuất kinh doanh không mang đến lợi nhuận. Các nhà đầu tư này rút khỏi thị trường của họ và đổ tiền vào bất động sản để tìm kiếm cơ hội mang đến lợi nhuận. Hoặc cũng có thể là dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh đem chốt lời vào bất động sản. Dù bong bóng nguy cơ không toàn thị trường nhưng đã xuất hiện cục bộ”, ông Đính nhấn mạnh.
Tưởng rằng, khi giá bất động sản tăng cao chỉ có người mua khó sở hữu và cảm thấy tiếc nuối. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư sau khi chốt lãi và giá vẫn có xu hướng tăng tiếp thì lại tỏ ra xuýt xoa, tiếc rẻ.
Tổng Hợp