Bất chấp Covid -19, ngân hàng vẫn “đua” báo lãi 2021 vượt chỉ tiêu.
Đáng chú ý, một số nhà băng đã cán đích lợi nhuận năm 2021 chỉ sau 3 quý đầu năm.
Chẳng hạn tại Ngân hàng Bản Việt, 9 tháng đầu năm 2021 lợi nhuận đạt 385 tỷ đồng, tăng 181% so với cùng kỳ. Ngân hàng Saigonbank cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đã đạt 194 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2020, hoàn thành 144% kế hoạch.
Tương tự tại Seabank, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 2.530 tỷ đồng, tăng 123,7% so với cùng kỳ và vượt xa kế hoạch kinh doanh của cả năm (kế hoạch 2.414 tỷ đồng). Trong đó riêng quý 3/2021 lợi nhuận tăng 110,8%, đạt 974 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối tháng 9/2021, SeABank có hơn 2.000 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối, tăng gần 80% so với đầu năm.
Theo các tổ chức tín dụng, chính sách tín dụng, lãi suấtvà tỷ giá của NHNN” vẫn là nhân tố quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng. Trong khi đó, các yếu tố cản đường tăng trưởng chủ yếu là: cầu thấp; các điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng. Tuy vậy, các yếu tố này được kỳ vọng cải thiện năm 2022.
Về thanh khoản, theo nhận định của các tổ chức tín dụng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý IV/2021 duy trì ở trạng thái tốt nhưng không dồi dào bằng Quý III/2021 đối với cả VNĐ và ngoại tệ.
Theo cuộc điều tra được NHNN tiến hành cho thấy, các ngân hàng nhận định lợi nhuận đã phục hồi và “cải thiện” rõ rệt trong quý IV/2021 so với quý trước, do đó đã nâng kỳ vọng về xu hướng cải thiện tích cực tình hình kinh doanh tổng thể trong năm 2021. Có tới 78,8% tổ chức tín dụng (TCTD) ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng trưởng dương so với năm 2020.
Tuy vậy, vẫn có 15,2% TCTD ước tính lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2021 và 6% ước tính lợi nhuận không thay đổi.
Dự kiến cho năm 2022, 95% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương, 3% kỳ vọng không đổi và 2% TCTD lo ngại lợi nhuận “giảm”.
Theo các tổ chức tín dụng, quả hoạt động kinh doanh trong quý IV/2021 có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với quý trước. Trong quý I/2022, 49,5% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng so với quý IV/2021, trong đó chủ yếu là “tăng nhẹ” (46,5% TCTD lựa chọn), 42,6% TCTD kỳ vọng “không đổi” và 7,9% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ.
“Ông lớn” Vietinbank cũng vừa công bố lợi nhuận trước thuế năm 2021 vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao (16.800 tỷ đồng) và đặt mục tiêu tăng trưởng 10 – 20% trong năm 2022.
Tính đến hết ngày 31/12/2021, dư nợ bình quân của VietinBank tăng 12,3% so với năm 2020; tỷ trọng dư nợ bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 57%, cải thiện tích cực so với năm 2020; thu ngoài lãi tăng trên 20%; nguồn vốn CASA (tiền gửi không kỳ hạn) tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Tỷ trọng tiền gửi CASA/tổng nguồn vốn năm 2021 đạt 20%.
Còn tại MSB, đến hết tháng 10/2021, lãi trước thuế của MSB đạt 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch cả năm. Ngân hàng kỳ vọng lãi trước thuế cả năm nay vào khoảng 5.000 tỷ đồng.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân (ROAA) và chỉ số tài chính đo lường mức sinh lời (ROAE) của riêng ngân hàng lần lượt là 2,02% và 19,69%. Tỷ lệ biên lãi ròng NIM 12 tháng gần nhất đạt 3,79%, cao hơn mức 3,28% của năm 2020 và 2,46% vào năm 2019.
Tổng tài sản đến cuối năm nay ước đạt 200.000 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với cuối năm trước. Tăng trưởng tín dụng 22% và huy động vốn tăng 11% và CASA đến cuối năm ước sẽ đạt 34.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34% tiền gửi.
Ngày 4/1 vừa qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) đã công bố kết quả kinh doanh năm 2021.
Cụ thể, tính đến hết năm 2021, tổng tài sản của TPBank đạt 295.000 tỷ đồng, tăng gần 42% so với đầu năm vượt trên 17% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 6.038 tỷ đồng hoàn thành vượt hơn 4% so với kế hoạch đã đặt ra.
TPBank đồng thời thông báo tổng huy động đạt trên 262.000 tỷ đồng, tăng 77.000 tỷ đồng so với cuối năm 2020, trong đó nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank cũng đạt hơn 13.500 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Bên cạnh nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay, thu nhập lãi thuần từ dịch vụ của ngân hàng tăng gần 65% so với cùng thời điểm cuối năm 2020, đạt trên 1.500 tỷ đồng.
Tổng Hợp