Do quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa suốt 30 năm vẫn chưa thực hiện nên đã tạo ra hình ảnh đối nghịch ở đôi bờ sông Sài Gòn.
Qua bên kia bến đò Bình Quới, theo đường Phạm Văn Đồng về Quốc lộ 13, hơn 3.200 hộ, với hơn 15.000 nhân khẩu (khu phố 2, 6 và 7) cũng đang mong mỏi dự án ga Bình Triệu (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) được phê duyệt từ năm 2002 sớm được định đoạt.
Theo đường song hành đường ray tàu sắt Bắc – Nam, rẽ phải vào đường 45 vừa được rải đá dăm là những đường nhánh ngoằn ngoèo dẫn vào khu phố 2 như mê cung.
Nhiều người đã chờ đợi đến bạc đầu nhưng cầu Kinh Thanh Đa vẫn là điểm nối duy nhất giữa trung tâm TP HCM với bán đảo Thanh Đa, còn ga Bình Triệu vẫn nằm trên giấy. Đến bán đảo Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh, TP HCM) vào một sáng đầu năm 2022, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi vẫn là những căn nhà lụp xụp, đường sá và môi trường sống nhếch nhác dù nơi đây, từ 30 năm trước đã được quy hoạch để trở thành khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa. Việc chậm triển khai dự án của Bitexco trong thời gian qua khiến hàng chục ngàn người dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng phải sống trong cảnh hệ thống hạ tầng đô thị, nhà ở xuống cấp nhưng không thể cải tạo, xây dựng lại vì vướng quy hoạch.
Dự án đô thị Bình Quới – Thanh Đa có diện tích quy hoạch trên 426ha, bao trọn diện tích phường 28, quận Bình Thạnh, TP.HCM, được định hướng xây dựng thành đô thị kết hợp công viên sinh thái, có tổng vốn đầu tư 30.717 tỉ đồng.
Hiện có khoảng 4.000 hộ dân, cơ quan, với dân số 13.000 người đang sống trong phạm vi dự án.
Dự án được UBND TP.HCM quyết định chủ trương đầu tư từ năm 2007 nhưng do dự án quy mô lớn, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phức tạp nên chậm triển khai.
Năm 2011, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ định thầu liên danh Tập đoàn Bitexco và Công ty Emaar Properties PJSC (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) là nhà đầu tư dự án.
Tháng 9-2011, Thủ tướng đã chấp thuận chỉ định thầu liên danh nhà đầu tư này thực hiện dự án.
Đến tháng 11-2015, UBND TP.HCM đã chính thức có quyết định chỉ định thầu Tập đoàn Bitexco và Công ty Emaar Properties PJSC làm nhà đầu tư dự án.
Do các quy định về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đền bù tiền sử dụng đất quá phức tạp, tháng 10-2016, Công ty Emaar Properties PJSC xin rút khỏi liên danh đầu tư đô thị mới Thanh Đa – Bình Quới. Đến tháng 3-2018, Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM tiếp tục có văn bản kiến nghị Thường trực Thành ủy TP.HCM xem xét, chấp thuận chủ trương chỉ định Tập đoàn Bitexco tiếp tục là nhà đầu tư thực hiện dự án.
Tuy nhiên, Thành ủy TP.HCM lại ra kết luận yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM nghiên cứu, phân tích kỹ các cơ sở pháp lý, điều kiện để thực hiện dự án theo hai phương án: chỉ định thầu hoặc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án. Theo tìm hiểu của phóng viên, siêu đô thị Thanh Đa – Bình Quới được TP.HCM chỉ định thầu Tập đoàn Bitexco và đối tác thực hiện theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng), nhưng đến nay hình thức đầu tư BT đã bị khai tử. Đây chính là vướng mắc lớn nhất trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án hiện nay.
Và đến nay, UBND TP.HCM vẫn đang trong quá trình xem xét, tham vấn ý kiến các bộ, ngành trước khi chỉ định Tập đoàn Bitexco tiếp tục thực hiện dự án khi đối tác nước ngoài xin rút khỏi liên danh.
Nằm ở vị trí biệt lập, xung quanh là sông nước bao bọc, bán đảo Bình Quới – Thanh Đa ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh kết nối với khu vực trung tâm thành phố bằng cầu Kinh và nối sang TP Thủ Đức bằng bến phà Bình Quới. Cách đây gần 30 năm bán đảo Bình Quới – Thanh Đa đã được TP Hồ Chí Minh quy hoạch để làm dự án khu đô thị du lịch, sinh thái có diện tích 426ha, trong đó dân số đạt từ 41.000 – 50.000 người. Thế nhưng cũng chừng ấy năm thành phố quy hoạch là chừng ấy năm người dân phải khốn khổ do quy hoạch “treo”.
Tổng Hợp