Ngổn ngang năm cũ và rủi ro từ dịch covid – 19 tiếp tục thách thức điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2020 và 2021, dịch Covid-19 hoành hành dữ dội, đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã vắt kiệt sức chống chọi của doanh nghiệp.
Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, chỉ thị triển khai, đặc biệt là rà soát và chỉnh sửa hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số.
Nhờ vậy, trong 10 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua POS tăng tương ứng 14,25% và 12,6% về số lượng và giá trị giao dịch; qua kênh Internet tăng tương ứng 49,39% và 29,14%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 72,67% và 85,09%; thanh toán qua kênh QR code tăng tương ứng 54,24% và 120,64% với hơn 90.000 điểm chấp nhận thanh toán qua QR code… so với cùng kỳ năm 2020.
Sự xoay trục từ “zero Covid” sang “bình thường mới” cho thấy sự chuyển hướng linh hoạt trong điều hành của Chính phủ để cứu vãn nền kinh tế khỏi đình đốn. Điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ thích ứng với “bình thường mới” như thế nào trong năm tới?
Qua nhiều nỗ lực kiểm tra, tháng 4/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định không có đủ bằng chứng, dấu hiệu cho thấy Việt Nam thao túng tiền tệ và quyết định không có hành động trừng phạt thương mại với Việt Nam. Đây là kết quả có ý nghĩa rất tích cực, được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao, không chỉ giúp Việt Nam tránh được thiệt hại về kinh tế mà còn góp phần tiếp tục xây dựng niềm tin và môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, sau 4 năm thực hiện đề án cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng đã đạt được những kết quả quan trọng. Các mục tiêu tại đề án về cơ bản đã đạt được (trừ một số mục tiêu bị ảnh hưởng do tác động của đại dịch Covid-19).
Đáng chú ý, quy mô hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng. Nhưng đồng thời, năng lực tài chính, chất lượng quản trị, điều hành vẫn tiếp tục được củng cố, nâng cao phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý có hiệu quả.
Trước thách thức nêu trên, bắt đầu từ nửa cuối năm 2021, Chính phủ bắt đầu điều chỉnh mục tiêu điều hành từ “zero Covid” sang “bình thường mới” như phần lớn quốc gia trên thế giới. Với diễn biến đó, ngành ngân hàng buộc phải nhanh chóng thích nghi, nếu không muốn chịu áp lực cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nắm bắt tình hình và sớm ra những quyết sách lớn. Theo đó, chỉ trong vòng một năm, cơ quan này đã điều chỉnh tới hai lần Thông tư 01 nhằm kéo dài thời gian cơ cấu nợ, phù hợp hơn với tình hình thực tế. Đến nay, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ đã cơ cấu lũy kế từ khi có dịch đạt hơn 607 nghìn tỷ đồng; hiện có hơn 775 nghìn khách hàng đang được tiếp cận chính sách, với dư nợ gần 300 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 2 triệu khách hàng với dư nợ hơn 3,87 triệu tỷ đồng.
Vào những thời điểm dịch bệnh được kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước còn điều chỉnh linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng có khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh, thực hiện tốt việc giảm lãi suất cho vay để kịp thời cung ứng 2 vốn cho doanh nghiệp, người dân. Tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực là động lực cho tăng trưởng kinh tế như lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Mặt bằng lãi suất cho vay năm 2021 tiếp tục giảm thêm 0,81%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 4,3%/năm, thấp hơn mức trần theo quy định (4,5%/năm). Tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34,9 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh hỗ trợ nền kinh tế, bức tranh ngành ngân hàng năm 2021 cũng có nhiều điểm sáng khác. Trong đó, thị trường ngoại tệ, tỷ giá tiếp tục giữ vững sự ổn định. Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán can thiệp ngoại tệ khi tâm lý thị trường diễn biến bất lợi hoặc mua ngoại tệ khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào, đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt ngay cả khi thị trường quốc tế biến động mạnh, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ. Dự trữ ngoại hối nhà nước được củng cố.
Tổng Hợp