Năm 2021 là một năm có nhiều khó khăn với kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng dưới tác động của đại dịch COVID-19. Theo các chuyên gia, sang năm 2022, bên cạnh những khó khăn, thị trường sẽ có nhiều cơ hội để vực dậy.
Một số khu đô thị then chốt được phát triển trong vài năm qua có thể kể đến nằm tại các tỉnh Đồng Nai, Long An và Bình Dương. Bên cạnh đó, bất động sản công nghiệp và logistics sẽ tiếp tục tăng vọt. Đây là phân khúc được săn đón trong vài năm qua và dự báo sẽ còn tiếp diễn và tạo đà tăng trưởng khi những nhà máy sản xuất bắt đầu đặt cơ sở tại Việt Nam để đầu tư vào các dự án xí nghiệp mới.
Đây sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới khi mà nguồn cung bất động sản nhà ở tại TP HCM đang quá thiếu hụt. Do đó, các nhà đầu tư và các đơn vị phát triển bất động sản sẽ chuyển sang tìm kiếm những khu đô thị vệ tinh, khi có các cơ sở hạ tầng làm cầu nối giữa các khu vực này với thành phố lớn, nơi làm việc của họ.
Thị trường bất động sản năm qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhất là trong quý III. Nguồn cung đã sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến hết quý III, nguồn cung bất động sản mới trên cả nước chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng đối với dự án phát triển nhà ở thương mại chỉ có 201 dự án với 84.544 căn được cấp phép, có 125 dự án với 15.525 căn hoàn thành.
Cụ thể, tại miền Bắc có 84 dự án với 33.857 căn được cấp phép, 83 dự án với 10.347 căn hoàn thành. Tại miền Trung có 46 dự án với 10.508 căn được cấp phép, 20 dự án với 3.638 căn hoàn thành. Tại miền Nam có 71 dự án với 40.179 căn được cấp phép, 35 dự án với 1540 căn hoàn thành. Lượng giao dịch bất động sản bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá giao dịch bất động sản nói chung đã leo thang và leo ở mức cao. Đặc biệt là thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
Thị trường bất động sản trong năm 2022 được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ của nhiều yếu tố. Đơn cử, trong tổng quy mô gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế năm 2022 – 2023 (445.760 tỷ đồng giá trị thực chi) theo đề xuất của nhóm nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các chuyên gia, có tới 150.000 tỷ đồng được đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Thị trường bất động sản thời gian tới gắn với một biến số rất quan trọng đó là khả năng giải ngân vốn đầu tư công. Bởi đây là một chương trình quốc gia lớn, liên quan đến các tuyến giao thông huyết mạch và chắn chắn sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bất động sản.
Theo TS. Cấn Văn Lực, gần đây dòng tiền đầu tư bắt đầu đổ mạnh vào bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền, trong bối cảnh nền kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần hồi phục. Bên cạnh đó, nguồn cung mới không nhiều, chỉ có một vài dự án được hoàn tất pháp lý và bắt đầu được tung ra thị trường, trong khi nhu cầu thực tế lớn hơn nhiều, dẫn đến giao dịch sôi động hơn.
Ngoài ra, ông Lực cho biết xuất hiện xu hướng người từ TP HCM chạy lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) để tìm không gian ở mới. Nói thêm về xu hướng này, chuyên gia của DKRA, cho biết mấy năm nay mọi người thường nghe về từ khóa “bỏ phố về quê”. “Bỏ phố” ở đây không có nghĩa là về hẳn, mà người ta mong muốn có thêm một căn nhà thứ 2 ở ngoại ô hoặc các tỉnh lân cận – nơi mà môi trường sống ít bị ngột ngạt giống như những trung tâm lớn.
Trong khi cung hạn chế, nhu cầu nhà ở tại thị trường TP.HCM luôn rất cao. Giao dịch bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn khá tốt, vượt số giao dịch của cả năm 2020. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có 55.000 giao dịch, trong khi năm 2020 chỉ có 43.000 giao dịch. Trên thị trường, vẫn có những người sẵn sàng chi số tiền lớn để mua bất động sản. Nhiều người vẫn có mong muốn tìm mua và thuê nhà, nhất là khi phải đáp ứng điều kiện làm việc tại gia. Bên cạnh đó, chung cư cũng là phân khúc ghi nhận sự phục hồi nhu cầu giao dịch sớm nhất thị trường, khi ngay trong 2021, nhu cầu tìm mua sản phẩm này tại TP.HCM tăng hơn 11% dù chưa có thông tin thành phố sẽ mở cửa và tái khởi động kinh tế.
Nhìn chung bất động sản năm 2021 là một năm đặc biệt với thị trường bất động sản, như nhiều ngành nghề khác gặp khó khăn thì bất động sản cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù, có nhiều điểm tích cực trong thị trường như giá bất động vẫn tiếp tục tăng mạnh ở một vài phân khúc, nhóm nhỏ nhà đầu tư hưởng lợi nhưng nhìn chung là nhiều khó khăn với các chủ đầu tư, người mua nhà để ở.
Tổng Hợp