Trong thời gian tới, khó khăn dành cho các nhà đầu tư hay các chủ sở hữu bất động sản nhà ở là vấn đề thiếu nguồn cung. Hiện nay, nguồn cung trên thị trường đang bị thiếu hụt.
Đối với người mua, cụ thể là với khả năng chi trả thấp, có rất ít lựa chọn nhà ở tại Tp.HCM ở thời điểm này. Đối với chủ doanh nghiệp lớn, để tìm một văn phòng có không gian rộng ở trung tâm thành phố là chuyện không hề dễ dàng, và họ sẽ phải tìm đến khu vực ngoài trung tâm. Lĩnh vực công nghiệp cũng gặp phải tình trạng tương tự khi nguồn cung ở thành phố đang bị thiếu hụt.
Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với chủ đầu tư phát triển bất động sản, người tìm mua nhà ở, kể cả với chủ văn phòng hay người làm việc trong lĩnh vực Công nghiệp và Logistics thì đều đang có rất ít lựa chọn bất động sản ở thời điểm này. Các thành phố và tỉnh lân cận đang bị thiếu hụt nguồn cung, và điều quan trọng mà chính quyền cần làm là tiếp tục cải thiện khung pháp lý chủ động để hỗ trợ nhiều nguồn đầu tư vào bất động sản hơn, bao gồm khung kế hoạch để các dự án diễn ra đúng thời hạn. Bằng cách này, chúng ta có thể ngăn bong bóng kinh tế xuất hiện, dẫn nhiều nguồn cung vào thị trường hơn cũng như khuyến khích nhiều nguồn FDI đầu tư vào ngành bất động sản.
Liệu trong năm mới 2022, thị trường Việt Nam có những dòng sản phẩm mới nào xuất hiện hay không?, vị chuyên gia này cho rằng, thị trường Việt Nam không nhất thiết sẽ có sản phẩm mới, nhưng sẽ xuất hiện các sản phẩm mà thị trường cần. Data center sẽ là lĩnh vực phát triển chủ lực của thị trường bởi vì nguồn dữ liệu lớn được tạo ra bởi kinh tế số (internet economy) đang cần nơi lưu trữ. Vì thế, sẽ có một mối quan tâm lớn dành cho việc phát triển data center. Đây không phải là một lĩnh vực dễ dàng cho các nhà đầu tư, kỳ vọng sẽ có sự phát triển.
Hơn thế nữa, sẽ xuất hiện nhu cầu sử dụng kho lạnh phục vụ cho lĩnh vực thương mại điện tử và những cá nhân cần lưu trữ hàng hóa. Bên cạnh đó, sự trở lại của nhóm ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn cũng đòi hỏi nguồn cung từ lĩnh vực kho lạnh. Cuối cùng, xu hướng đầu tư bất động sản kỹ thuật số xuất hiện trước đại dịch và được phát triển nhanh chóng trong đại dịch. Do tính mong manh của thị trường, người dân bắt đầu mua cổ phần của các sản phẩm bất động sản online, và xu hướng này được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho rằng, thị trường BĐS có khả năng tự phục hồi. Vấn đề là doanh nghiệp chỉ xin tháo gỡ cơ chế chính sách để có thể bật dậy mạnh mẽ như chiếc lò xo sau thời gian bị nén chặt. Dù cuối 2020, vấn đề đất công xen cài trong dự án đã được tháo gỡ, nhưng khâu tổ chức thực hiện còn chậm. Có những quy trình về đầu tư xây dựng mà TP.HCM đã chỉ đạo tháo gỡ, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được nên hồ sơ dự án bị “tắc”, giảm nguồn cung BĐS, dẫn đến giá tăng liên tục, vừa do quy luật cung – cầu, vừa do thể chế và thực thi pháp luật.
Theo nghiên cứu mới đây của Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT, nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM sẽ chạm đáy vào cuối năm 2021 và sẽ phục hồi từ 60 – 70% vào năm 2022 – 2023. Kỳ vọng thị trường BĐS, nhà ở phục hồi từ năm 2022 dựa trên 3 yếu tố: Nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trong 2022; lãi suất vay mua nhà thấp củng cố quyết định mua nhà; nguồn cung mới hồi phục ấn tượng nhờ nới lỏng pháp lý dự án. Về dài hạn, việc thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tác động trực tiếp tới thị trường BĐS trong các năm tới.
Cụ thể, về nhà ở tổng sản phẩm chào bán trên thị trường đạt trên 165.700, nhưng chủ yếu là hàng tồn kho, vì sản phẩm mới chỉ có khoảng 47.500, bằng 1/3 nguồn cung. Giá bán ghi nhận tăng bình quân từ 5 – 10%. Đối với phân khúc mặt bằng văn phòng cho thuê, bán lẻ, phân khúc văn phòng hạng B, C bị ảnh hưởng mạnh, khoảng 30 – 50% diện tích văn phòng, cửa hàng bán lẻ người thuê trả lại mặt bằng, giá thuê cũng giảm bình quân từ 30 – 50%, một số chủ mặt bằng còn hỗ trợ 100% tiền thuê cho khách trong thời gian giãn cách toàn xã hội. Các trung tâm thương mại được duy trì hoạt động nhưng vẫn bị ảnh hưởng khá nhiều.
Thị trường BĐS trong năm 2021 nhiều lần phải đối diện với sự đứt gãy, gián đoạn, do nhiều tỉnh, TP buộc phải thực hiện biện pháp giãn cách toàn xã hội vì dịch Covid-19. Nhưng điểm đáng chú ý đó là những đợt “sốt giá” gây nhiễu loạn thị trường vào quý đầu năm, với bàn tay “vươn dài” của một nhóm người làm môi giới đẩy giá đất nền ở khắp các khu vực từ Bắc vào Nam, nổi cộm, như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai… tăng đột biến từ 50 – 100%.
Cá biệt, tại một số địa bàn bị thổi giá lên tới 200 – 300%, khiến cơ quan quản lý Nhà nước đứng ngồi không yên, ngay lập tức đã phải có những động thái mạnh xử lý, khởi tố nhiều cá nhân, DN kinh doanh không lành mạnh nhằm ổn định lại thị trường.
Tổng Hợp