Cơn sốt đất cuối năm 2021 là hình thành dựa trên niềm tin của nhà đầu tư về thị trường sau dịch. Tâm lý đổ tiền vào bất động sản gia tăng trước biến động của nền kinh tế và sự bấp bênh của các kênh đầu tư khác.
Các chuyên gia cho rằng, với tình hình dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp, tâm lý của nhà đầu tư sẽ dần trở lại ngưỡng phòng thủ. Các biện pháp quản lý cũng sẽ thắt chặt lại để đảm bảo dịch bệnh không bùng phát lan rộng. Đây có thể sẽ là nguyên nhân khiến cho cơn sốt đất sớm tàn.
Ông Phan Việt Hoàng, Phó Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) thẳng thắn chỉ ra, cơn sốt đất cuối năm 2021 ở một số tỉnh thành mặc dù bề nổi có sự sôi động nhưng thiếu cơ sở nền tảng nên sẽ khó bền vững. Ông Hoàng phân tích, cơn sốt đất năm 2021 cũng như những cơn sốt đất trước đó. Nguyên nhân sốt đất đến từ niềm tin của các nhà đầu tư đang lớn vào thị trường và do tác động của tin đồn dựa trên chỉ tiêu, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Các cơn sốt đất chỉ khác nhau về quy mô và địa bàn hoạt động. Theo ông Hoàng, đầu năm 2021, tại huyện Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng xuất phát bởi sự thổi phồng của giới cò đất từ một văn bản được ban hành ngày 15/01/2021 với nội dung “chủ đầu tư lớn” đang nghiên cứu tại địa phương.
Tại Bình Phước, thông tin dự kiến lập đề án quy hoạch xây dựng sân bay lưỡng dụng khiến cò đất các nơi ồ ạt đổ lên Bình Phước và biến nhiều khu vực tại các xã An Khương, Tân Lợi huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước trở thành “chảo lửa” sốt đất. Cơn sốt đất cuối năm 2021 cũng tương tự như vậy. Tất cả đều đều liên quan đến các thông tin quy hoạch, sự thay đổi điều kiện hạ tầng và có cả những “lời đồn”. Trong đó, tin đồn là tác nhân chính làm cho giá đất tại nhiều nơi nóng lên từng ngày.
Sức nóng của thị trường bất động sản sau đợt dịch lần thứ 4 chưa có dấu hiệu dừng lại khi lượng giao dịch vẫn tiếp diễn sôi động và giá một số khu vực không ngừng tăng. “Thị trường bất động sản đang sốt”, đó là đánh giá của rất nhiều nhà đầu tư trước diễn biến của kênh đầu tư hấp dẫn này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơn sốt đất này sẽ “sớm tàn” bởi thiếu đi cơ sở nên tảng. Cơn sốt đất cuối năm 2021 hình thành dựa trên niềm tin của nhà đầu tư về thị trường sau dịch. Tâm lý đổ tiền vào bất động sản gia tăng trước biến động của nền kinh tế và sự bấp bênh của các kênh đầu tư khác. Cộng thêm thông tin về quy hoạch, dự án lớn xuất hiện kéo theo cò đất đổ bộ, giá cả biến động, thị trường nóng sốt.
Chiêu trò quen thuộc tạo sốt đất là giới đầu cơ tung tin đồn thổi, mua đi bán lại, gây nhiễu loạn thông tin, dụ người mua ôm hàng. Dù dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế khó khăn nhưng giá đất ở nhiều tỉnh, thành vẫn tăng phi mã. Đáng nói là một loạt tỉnh, thành đã xảy ra tình trạng sốt đất, gây mất cân bằng thị trường. Nếu trước đây sốt đất chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một số khu vực thì thời gian gần đây tình trạng này diễn ra đồng loạt ở nhiều tỉnh, thành.
Sau thời gian trầm lắng do giãn cách xã hội, thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền đã dần sôi động trở lại. Tuy nhiên, giới chuyên gia dự báo sẽ khó xảy ra sốt đất trong thời gian tới bởi thị trường đã thận trọng hơn rất nhiều. Ghi nhận về tình hình giao dịch tại phân khúc đất nền sau giai đoạn giãn cách, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Việt Nam, cho biết TP.HCM, 5 tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Long An) và xa hơn là các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận có khoảng 700 nền đất được đưa ra thị trường, với tỷ lệ tiêu thụ khoảng 55%. Trong khi tháng 10 chỉ có khoảng 650 nền và tiêu thụ chỉ hơn 1/3.
Thời gian gân đây, xuất hiện hiện tượng giá đất tăng đột biến nhất vào dịp cuối năm, do đó chính quyền một số địa phương đã ban hành các văn bản tạm dừng tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ),… nhằm chặn đứng “cơn sốt đất ảo”. Sau khi Thường trực Ban Chỉ đạo công tác lập quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thống nhất việc định hướng quy hoạch, phát triển khu vực Nam Vân Phong (phường Ninh Thủy, Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), thuộc Khu kinh tế Vân Phong với chức năng là đô thị công nghiệp, cảng biển, logistics; nhiều nhà đầu tư đã rậm rịch về khu vực này để khảo sát, tiến hành mua, bán đất và giá đất ở đây cũng bắt đầu có chiều hướng “tăng nóng”.
Đặc điểm của những cơn “sốt đất ảo” là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về các đề xuất xây dựng dự án hạ tầng quan trọng như sân bay, cao tốc, hay các đại đô thị của các doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch triển khai. Thông qua lực lường “cò đất” hùng hậu giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật bởi những người này không có nhu cầu sử dụng đất. Cơn sốt đất cũng chỉ diễn ra một thời gian ngắn. Trong một năm mà thị trường bất động sản gần như “đóng băng” vì ảnh hưởng của dịch bệnh thì những thông tin về cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm vào tháng cuối cùng của năm đã làm “nóng” cả thị trường.
Tổng Hợp