Dự báo trong năm 2022, công tác quản lý, điều hành giá sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn khi dự báo chỉ số lạm phát tăng…
Dự báo trong năm 2022, công tác quản lý, điều hành giá sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn năm 2021 do giá nhiên liệu dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, giá vật liệu xây dựng chịu áp lực từ tác động giá thế giới và nhu cầu đầu tư khi kinh tế phục hồi. Ngoài ra, giá các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc tăng theo quy luật vào dịp lễ, Tết; giá phân bón, thức ăn chăn nuôi có thể tăng do tác động chi phí đầu vào tăng.
Cùng với đó, chi phí vận tải, logistics tăng do chuỗi cung ứng đứt gãy chưa hoàn toàn hồi phục, rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi… là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới lạm phát năm 2022. Đại diện đến từ các Bộ, ngành cũng cho rằng có rất nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá năm 2022, trong đó, gói kích thích kinh tế hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng nhưng cũng tạo áp lực lên lạm phát. Nhiều kịch bản điều hành giá năm 2022 được Nhóm giúp việc xây dựng, thảo luận gồm cả cả kịch bản lạm phát thấp và kịch bản lạm phát cao trong điều kiện nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới công tác quản lý, điều hành giá.
Tại cuộc họp tổng kết công tác điều hành giá năm 2021 và định hướng năm 2022 của “Nhóm giúp việc” Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa qua, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Trưởng Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá nhận định: năm 2021, công tác điều hành giá gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. “Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành giá đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% và được kiểm soát ở mức thấp, dự kiến khoảng 1,9%”, ông Tuấn nói.
Theo nhận định của “Nhóm giúp việc”, nhờ chính sách tài khóa chủ động, kịp thời, chính sách tiền tệ linh hoạt, đồng bộ và công tác điều hành một số mặt hàng thiết yếu nhịp nhàng nên khả năng lạm phát năm 2021 được kiểm soát ở mức thấp. Chỉ rõ những yếu tố gây khó khăn, thách thức đến công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2021, các thành viên của nhóm cho rằng, năm qua, hoạt động điều hành giá chịu áp lực rất lớn từ đại dịch Covid – 19, khiến giá cả các mặt hàng thế giới tăng cao, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng vẫn chưa thể giải quyết, vấn đề địa chính trị giữa các quốc gia, việc thiếu hụt nguồn nguyên nhiên vật liệu, chất bán dẫn nửa cuối năm…
Các tín quỹ đầu tư bất động sản thu hút sự chú ý của giới đầu tư
sáng ngày 12/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo rủi ro lạm phát vào năm 2022. Covid-19 khiến việc di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia và địa phương gặp nhiều cản trở, đẩy chi phí logistics lên cao.
Ngoài chi phí logistics tăng, đại dịch khiến chuỗi nhân lực lao động, chuỗi nguyên liệu đầu vào đứt gãy. Ba yếu tố này cộng hưởng khiến nguy cơ đẩy chỉ số giá sản xuất tăng mạnh. Đồng thời, chi phí nhân lực, nguyên vật liệu đầu vào, giá dầu thô tăng mạnh cũng tạo áp lực lạm phát lớn với nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Chi phí sản xuất tăng mạnh kết hợp lượng tiền đổ ra thị trường khiến lạm phát được đánh giá sẽ trở thành từ khóa chủ đạo của nền kinh tế trong năm 2022.
Nếu lạm phát tăng quá cao, vượt quá tầm kiểm soát cộng với việc thắt chặt tiền tệ sẽ khiến thị trường chứng khoán suy giảm nhanh. Vì vậy, đứng trước nguy cơ lạm phát trong thời gian tới, nhiều nhà đầu tư đang thừa dòng tiền vẫn đang tìm nơi đầu tư an toàn, và bất động sản chính là mối quan tâm lớn nhất hiện nay.
Trong bối cảnh lãi suất không đuổi kịp tốc độ lạm phát, các nhà đầu tư thường rút tiền ra khỏi ngân hàng và đổ vào các kênh đầu tư như bất động sản. Đây là bài học đã được minh chứng qua nhiều thời kỳ lạm phát cả ở Việt Nam và thế giới. Điển hình ở giai đoạn 2006-2008, Việt Nam bị cuốn vào chu kỳ lạm phát mạnh cùng với nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn này, giá nhà đất đã tăng 100 – 150% chỉ trong một năm, tăng mạnh nhất trong lịch sử.
Do vậy đứng trước nguy cơ lạm phát, nhà đầu tư tập trung đổ tiền vào các dự án bất động sản, đặc biệt là thị trường vùng ven. Với lực đẩy hạ tầng lớn trong thời gian qua đã làm thị trường tại các tỉnh vùng ven đang dần “nóng” lên. Đặc biệt thị trường bất động sản vùng ven tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long với quỹ đất sạch tiềm năng đang dần được khai thác, cùng với biên độ tăng giá cao đã trở thành “mỏ vàng” được để mắt đến.
Chỉ số lạm phát đang được nhiều nhà đầu tư xác định như một trong những lý do ảnh hưởng tới quyết định xuống tiền vào bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, khi lạm phát tăng thì thị trường sẽ xuất hiện sự kỳ vọng vào đà tăng trong thời gian tới. Người dân có nhu cầu ở thực nên mua nhà trong giai đoạn này.
Tổng Hợp