Chỉ báo nhạy nhất với thanh khoản hệ thống là lãi suất liên ngân hàng bắt đầu nhích tăng. Trong tuần vừa qua, lãi suất VND liên ngân hàng tăng 0,05-0,06 điểm phần trăm so với cuối tuần liền trước.
Thông thường, cuối năm luôn là thời điểm nhu cầu chi trả thanh toán của người dân tăng cao. Trong khi, do tỷ giá USD/VND tăng cao, kênh mua bán ngoại tệ không thể bơm thêm tiền Đồng mới, càng khiến thanh khoản hệ thống chịu thêm áp lực. Đà tăng còn tiếp diễn trong phiên giao dịch hôm qua (13/12). Cụ thể, tăng 0,01-0,04 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng. Các mức lãi suất giao dịch ở: qua đêm 0,68%; 1 tuần 0,80%; 2 tuần 0,89%; 1 tháng 1,24%.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn bắt đầu. Thời điểm chính thức cao điểm thường diễn ra vào cận Tết Âm lịch. Lúc đó, lãi suất VND liên luôn biến động tăng mạnh, khiến nhà điều hành phải bơm những khoản tiền lớn để “cấp cứu” tạm thời. Còn thời điểm này, như trên, lãi suất VND mới chỉ nhích tăng, chưa đáng lo. Và kênh hỗ trợ ở nghiệp vụ thị trường mở cũng chưa phải dùng tời, dù Ngân hàng Nhà nước đều đặn chào thầu 5.000 tỷ đồng/ mỗi phiên. Hiện tại, để chủ động đề phòng rủi ro thanh khoản, nhiều ngân hàng thương mại đã bắt đầu triển khai hàng loạt chương trình hút tiền gửi thông qua việc nâng biểu lãi suất tiết kiệm. Đồng thời, có những phần quà tri ân cho khách hàng gửi tiền.
Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng tiếp tục ghi nhận mức tăng tương đối mạnh trong những ngày cuối tháng 11 và đạt 10,18 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2020. Như vậy, chỉ trong 1 tuần cuối tháng 11, các ngân hàng thương đã cho vay thêm khoảng 61.000 tỷ đồng, gần tương đương với mức cấp tín dụng trong tháng 10 và là tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế sau khi nới lỏng giãn cách. Cộng thêm diễn biến Ngân hàng Nhà nước mới đây đã nâng trần tín dụng tại một số ngân hàng thương mại, Công ty Chứng khoán SSI dự báo: “Tăng trưởng tín dụng năm 2021 sẽ đạt khoảng 13% và phù hợp với quan điểm từ phía nhà điều hành”.
Từ cách đây gần nửa tháng, lãi suất huy động tiền đồng của nhiều ngân hàng (NH) tăng từ 0,1 – 0,5%/năm. Chẳng hạn, SCB tăng lãi suất huy động online 0,2% ở kỳ hạn từ 13 tháng trở lên, dao động từ 7,05 – 7,15%/năm; Eximbank tăng từ 0,1 – 0,3%/năm và mức lãi suất huy động cao nhất là 6%/năm cho kỳ hạn 15 tháng; OCB tăng 0,2%/năm, mức lãi suất cao nhất là 6,15%/năm ở kỳ hạn 36 tháng; lãi suất tiết kiệm của GBBank tăng thêm 0,5 %/năm ở nhiều kỳ hạn, mức cao nhất 6,5%/năm ở kỳ hạn 13 tháng. Lãi suất huy động tiền đồng ở mức cao nhất trên thị trường hiện nay là 7%/năm thuộc về VRB cho kỳ hạn 24 tháng. Riêng gửi online, lãi suất được các nhà băng cộng thêm 0,1 – 0,2% so với gửi ở quầy. Nhìn chung lãi suất huy động tiết kiệm trung bình của các NH ở kỳ hạn 1 tháng từ 2,5 – 3%/năm, dưới 6 tháng từ 3,5 – 6%/năm, 12 tháng từ 5,5 – 6,5%/năm…
Theo thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng (VND) bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước hiện phổ biến trong khoảng 3,3-3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,2-5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng. Riêng với các kỳ hạn huy động trên 12 tháng, lãi suất đạt mức cao nhất trong khoảng 5,5-6,6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,1-6,8% đối với kỳ hạn trên 24 tháng.
Tuy nhiên trong các ngày gần đây, lãi suất huy động tại các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ có xu hướng tăng cao và kéo lãi suất cao nhất trên thị trường lên mức 7,15 – 8%/năm. Theo đánh giá của một số tổ chức đầu tư, trong 2 tháng gần đây, xu hướng giảm lãi suất tại các ngân hàng thương mại có dấu hiệu chững lại và được nhận định sẽ khó duy trì mức thấp trong thời gian tới trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh trong thời gian còn lại của năm.
Việc giữ khách hàng cũ đã khó, nói gì đến mời chào người mới gửi. Trong bối cảnh đó, nhu cầu vốn của khách hàng dịp cuối năm lại tăng cao. Rồi nhiều nhà băng mới được tăng tỷ lệ tín dụng nên đang cần đẩy mạnh hoạt động cho vay.
Tổng Hợp