Tại Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập (M&A) năm 2021, nhiều diễn giả cho rằng M&A đang trở thành lựa chọn quan trọng của các doanh nghiệp khi muốn phát triển lớn mạnh hơn.
kinh tế thế giới được dự báo hồi phục chưa vững chắc, không đồng đều, rủi ro và bất ổn tiếp tục gia tăng. Nhưng Việt Nam đã động chủ động đưa ra đường hướng chiến lược và các giải pháp quyết liệt để khắc phục khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cộng với các hiệp định thương mại lớn đã được ký kết, sẽ tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư thông qua các hoạt động M&A. Ngoài ra, hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng không ngừng được hoàn thiện. Nhiều luật đã được sửa đổi nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các hoạt động này trong năm 2022.
Cũng theo số liệu của Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, một số thương vụ M&A lớn điển hình trong năm 2021 có thể kể đến như CTCP Vinhomes công bố mua khu đô thị Đại An quy mô 300ha tại tỉnh Hưng Yên; Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long hoàn tất mua lại 100% dự án tại Đồng Nai từ Keppel Land, doanh nghiệp này cũng công bố nhận chuyển nhượng dự án Waterfront Đồng Nai.
Bên cạnh đó, các đại gia địa ốc phía Nam như Novaland, Phát Đạt, Danh Khôi cũng công bố các chiến lược nhằm tiếp tục tìm kiếm và thâu tóm các quỹ đất chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Trong khi đó, ghi nhận của DĐDN, nhiều thương vụ lớn cũng đang trong quá trình dàn xếp nguồn vốn. Nổi bật nhất có thể kể đến nhóm doanh nghiệp CTCP Hoàng Phú Vương, Osaka Garden và Hoa Phú Thịnh với tổng dòng vốn huy động từ trái phiếu lên tới 15.500 tỷ đồng để thâu tóm dự án KĐT Sài Gòn Bình An. Hay trường hợp CTCP Đầu tư và Xây dựng Vạn Trường Phát đã phát hành trong năm 2021 là 8.000 tỷ đồng để mua dự án khu đô thị Việt Phát tại Long An. Đáng chú ý, chia sẻ về kế hoạch cho các năm tiếp theo, các đơn vị như Novaland, An Gia, Phú Long…cũng cho biết sẽ tiếp tục kế hoạch mở rộng quỹ đất thông qua việc thực hiện chiến lược M&A tại các địa phương.
Với mục tiêu tạo ra các khu đô thị khi bước vào Việt Nam 15 năm trước, Công ty Gamuda Land (Gamuda Land) nhận thấy việc tìm quỹ đất rộng để phát triển đô thị là không dễ dàng. Trong đó, hành lang pháp lý khiến cho việc đền bù, tái định cư khó khăn hơn. Gamuda Land đã thay đổi chiến lược và bắt đầu thực hiện M&A khi nhắm đến bất động sản từ 01ha đến 100ha. Ông Angus Liew, Tổng giám đốc Gamuda Land, cho biết công ty cũng mở rộng trọng điểm về địa lý, trước đó chỉ tập trung Hà Nội và TP.HCM, hiện giờ tập trung vào phía Nam, các tỉnh ngoài TP.HCM. Với các chủ đầu tư nước ngoài, tiêu chí luôn phải là đất sạch. Đấy là thách thức lớn nhất. Đấy là những tiêu chí hàng đầu phải cân nhắc. Gamuda Land hiện chưa có lợi thế tốt mảng này, nhưng với các thương vụ M&A, các khó khăn này đang được giảm nhẹ.
Đối với Công ty Fraser Property Vietnam (Fraser Property Vietnam), theo ông Trương An Dương, Giám đốc khối Bất động sản nhà ở của Fraser Property Vietnam, để kết thúc thương vụ M&A bất động sản Việt Nam ở thời điểm này là cực kỳ khó khăn, do giá đất ở khu công nghiệp tăng nhanh ở trong Nam và ngoài Bắc. Công ty vẫn “đóng” được các thương vụ nhờ khả năng tài chính. “Fraser Property Vietnam vào Việt Nam khá sớm. Cả một thời gian dài chúng tôi không thực sự hoạt động tại đây, cho đến 3 năm trước, chúng tôi đã có những hoạt động mạnh hơn thông qua một số thương vụ M&A (mua lại 02 tòa tháp trong dự án Empire City từ Tiến Phước – PV). Hiện Fraser Property Vietnam đang phát triển khu công nghiệp ở Bình Dương để hoàn thiện mảnh ghép cuối cùng bên cạnh việc phát triển bất động sản nhà ở tại Thảo Điền (TP.HCM), 02 tòa nhà văn phòng, 01 khu thương mại nhỏ”, ông Trương An Dương nói. Đối với Fraser Property Group trên thế giới, tập đoàn đang phát triển chuỗi giá trị ở nhiều quốc gia với nhiều phân khúc khác nhau, trong đó, có thế mạnh phát triển khu công nghiệp, logistics. Đến tháng 9/2021, Fraser Property Group nắm giữ khoảng 40 tỷ USD tài sản bất động sản, gồm 9,3 tỷ USD giá trị các khu công nghiệp, hậu cần từ tại Singapore, Australia, Đức, Anh, Thái Lan và Việt Nam.
Chẳng hạn, Tập đoàn NovaGroup (NovaGroup) thời gian qua, ngoài lĩnh vực bất động sản đã mở rộng phát triển sang các lĩnh vực khác bằng cách đi thâu tóm nhiều thương hiệu khác nhau.
Ông Nguyễn Thái Phiên, Phó tổng giám đốc NovaGroup, cho rằng câu chuyện phát triển của NovaGroup trong những năm gần đây với sự hiện diện trên thị trường M&A lớn hơn, nhưng thực tế quá trình phát triển của NovaGroup gắn liền với M&A từ rất lâu với 03 mảng. Trong quỹ đất đang có của NovaLand chỉ có 10-20% do công ty tự phát triển, đền bù đất, còn lại là mua trên thị trường thứ cấp. Năm 2017-2018, khi quỹ đất tại TP.HCM khó khăn hơn NovaGroup quyết định ra ngoại tỉnh tại các khu vực như: Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu), Phan Thiết (Bình Thuận), Đồng Nai…
Với việc phát triển lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ cho khu đô thị, NovaGroup bắt buộc phải xây hệ thống dịch vụ, như: hệ thống F&B (nhà hàng ăn uống), resort (nghỉ dưỡng), giáo dục… Tất cả những nhánh nhỏ đó, đầu tiên tập đoàn tự phát triển, sau đó M&A để gom lại thành Nova Service Group để hỗ trợ NovaLand kiến tạo cộng đồng. Nova Consumer Group, bắt đầu từ khi doanh nghiệp thành lập là chuỗi vaccine, chuỗi thú y. Thực ra, doanh thu rất đều, nhưng nhu cầu nội thân của các cổ đông lớn là bước ra khỏi vùng an toàn, đối mặt thách thức mới. Từ năm 2019, Anova bắt đầu đổi tên là Nova Consumer Group và thực hiện một số thương vụ M&A như Cầu Đất Farm, PhinDeli… Khi tăng trưởng nhanh như vậy, mua nhiều doanh nghiệp ngành nghề khác nhau, vấn đề là cần phải tập trung và phải thoái vốn khỏi một số mảng không thành công. NovaGroup cũng phải chấp nhận thất bại. Kinh doanh nhiều khi là may mắn, nhưng mình phải hết sức đã.
Đánh giá chung về điều này, nhiều chuyên gia cho biết, quy mô thị trường M&A bất động sản đã lớn hơn, nguồn lực tài chính, bộ máy của doanh nghiệp trong nước mạnh hơn mà còn giúp chính doanh nghiệp Việt chủ động hơn trong việc tái cấu trúc, mở rộng hệ sinh thái, tạo lập chuỗi giá trị mới thông qua hoạt động mua bán – sáp nhập bất động sản, một chuyên gia nhận định.
Tổng Hợp