Dù lạm phát năm 2021 được bảo đảm an toàn, thậm chí ở mức thấp, song áp lực lạm phát năm 2022 có thể sẽ lớn với hàng loạt yếu tố rủi ro có thể nhận diện . Với loạt tín hiệu từ thị trường, nhiều nhà đầu tư cho rằng, khi tiền rẻ thì bất động sản chính là kênh đầu tư hấp dẫn nhất?
Hiện tại, nhu cầu của người dân không lớn mà các cơ sở bày đặt tăng giá để làm gì. Vì dịch, nhiều cơ sở còn được hỗ trợ giãn thành gian thanh toán cho nhà cung cấp từ 30 ngày tới 60 ngày. Các cửa hàng đồ điện tử như ti vi, tủ lạnh… còn liên tục giảm giá. Dù lạm phát năm 2021 được bảo đảm an toàn, thậm chí ở mức thấp, song áp lực lạm phát năm 2022 có thể sẽ lớn với hàng loạt yếu tố rủi ro có thể nhận diện được như: khủng hoảng năng lượng; giá nhiều loại nguyên vật liệu tăng ảnh hưởng đến giá nhập khẩu; xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược của một số nước đang diễn ra…
Trong năm 2021 đã xuất hiện một lượng lớn trái phiếu được các doanh nghiệp BĐS phát hành và người mua lại chủ yếu là ngân hàng. Điều này tạo ra rủi ro lớn cho hệ thống tín dụng. Vì vậy, Bộ Tài chính quyết định siết chặt hơn nữa, Chính phủ có thể thanh tra việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp, đây sẽ là giải pháp quan trọng kiểm soát tốt tín dụng. Nhà đầu tư bỏ tiền vào BĐS hiện nay đều có khả năng tự nhận định thị trường và tự tư vấn.
Gần đây, có ý kiến lo ngại về việc “nhập khẩu” lạm phát trong bối cảnh chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu bị đứt gãy do Covid-19, giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường quốc tế ngày càng tăng, nhất là giá nhiên liệu, kim loại… đang nóng lên làm tăng chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Từ đó, giá thành sản phẩm có thể tăng vọt, gây áp lực lên lạm phát trong thời gian tới. Tuy áp lực từ giá hàng hóa nhập khẩu đang hiện hữu nhưng theo một số chuyên gia kinh tế, lạm phát nước ta năm 2021 vẫn trong tầm kiểm soát.
Nếu chỉ nhìn vào những yếu tố đó, rất dễ tin rằng 2022 sẽ là một năm lạm phát cao và do đó đã có những cảnh báo “coi chừng lạm phát” ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc hoạch định chính sách kinh tế cần phải tính tới bức tranh lớn hơn. Trường phái “lạm phát tạm thời” đang yếu thế và đã sai đến lúc này, nhưng luận điểm cốt lõi của họ vẫn có cơ sở và có lý do để hy vọng khi mọi thứ bắt đầu trở lại bình thường thì lạm phát sẽ tự động hạ nhiệt. Sức cầu hồi phục sau phong tỏa ở một số nước không thể kéo dài mãi. Lực cầu rồi sẽ bắt đầu yếu đi, sau khi hầu hết các gói kích thích kinh tế và hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng kết thúc.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính, cho biết chỉ số lạm phát của Việt Nam trong năm 2021 sẽ không cao, chỉ dưới 2%. Con số này tương đối thấp so với nhiều năm gần đây. Trong khi đó, lạm phát chung của nhiều nước trên thế giới trong năm nay rất cao, như Mỹ lạm phát 10 tháng đầu năm đã hơn 6%.
TS Sử Ngọc Khương, chuyên gia BĐS, cho rằng khi lạm phát xảy ra, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ neo vào vàng, dầu và BĐS. Nhà đầu tư không nên quá lo lắng về lạm phát, thay vào đó đầu tư càng sớm càng tốt để giữ được đồng tiền không bị mất giá. Giả sử nếu bây giờ mua một căn nhà với giá 1 tỉ đồng, lạm phát xảy ra thì giá sẽ tăng lên 1,2-1,5 tỉ đồng. Nếu nhà đầu tư có tiền mặt, không phải vay ngân hàng thì việc xuống tiền ngay từ bây giờ là hợp lý. Tuy nhiên, nếu đi vay 700 triệu đồng thì khi lạm phát xảy ra, lãi suất sẽ rất cao và khả năng chi trả của người mua sẽ bị hạn chế.
Giá cả tăng cao và kỳ vọng về lạm phát tiếp tục kéo dài sẽ từng bước “ăn dần” vào chi tiêu tiêu dùng của người dân. Những khoản tiết kiệm và tích lũy trong dịch COVID-19 của nhiều gia đình đang cạn dần. Sau vài tháng bung ra chi tiêu hậu phong tỏa, những của để dành này sẽ sớm hết. Tất cả chỉ ra sức cầu ở các nền kinh tế phát triển có thể đang dần đạt đỉnh và khó mà tăng đột biến nữa. Vấn đề còn lại nằm ở chuỗi cung ứng và giá năng lượng. Đây là hai nhân tố rất khó đoán vì là vấn đề toàn cầu và không hoàn toàn nằm trong khả năng khống chế của bất kỳ quốc gia nào.
Trước làn sóng bỏ tiền vào BĐS vì lo ngại lạm phát, ông Thịnh đánh giá là động thái nguy hiểm, lãng phí, rất dễ tạo ra bong bóng, gây nên những xáo trộn lớn trong lĩnh vực BĐS nói riêng và hoạt động sử dụng vốn nói chung. “Từ đó có thể gây hậu quả rủi ro cho nhà đầu tư, xảy ra những cú sốc vỡ nợ BĐS, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế khi thiếu hụt dòng vốn cho sản xuất, kinh doanh vì phần lớn đã chôn trong BĐS” – ông Thịnh nói. Ở góc nhìn khác, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, cho rằng làn sóng nhà đầu tư đổ tiền vào BĐS do yếu tố thị trường quyết định. Họ thấy có lợi thì đầu tư, không đáng lo ngại. Điều đáng lo là phải bắt đầu kiểm soát vốn tín dụng ngân hàng thông qua việc thanh tra phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp, nhiều nhất là khối doanh nghiệp BĐS. Có dấu hiệu một số ngân hàng lách chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về kiểm soát tín dụng đổ vào BĐS.
Cương Nguyễn
(Tổng Hợp)