Sau khi làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 quét qua, trung tâm kinh tế Tp.HCM phải chịu tổn thương sâu sắc. Sự dịch chuyển, làn sóng di cư là cho các khu nhà trọ nay vắng lạnh, các căn hộ cho thuê cũng không khá cho lắm thêm vào đó mặt bằng cho thuê còn treo bảng hàng tháng trời…
Trong giai đoạn dịch bệnh, nhu cầu của người dân cũng sẽ thu hẹp. Chẳng hạn nhu cầu mua sắm, du lịch sẽ hạn chế hơn, đồng nghĩa với việc các dự án phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghỉ dưỡng sẽ phần nào mất đi tính hấp dẫn. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một cửa hàng buộc phải trả lại mặt bằng vì không thể “gánh” các khoản chi phí. Nhiều tháng nay, vị trí này vẫn đang bỏ trống bởi chưa tìm được chủ mới.
Nhà trọ vắng khách thuê
Một phân khúc cho thuê khác cũng đang bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 là nhà trọ công nhân, sinh viên. Nhiều khu phòng trọ cho thuê tại Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức, Nhà Bè… phải giảm giá thuê 30-50%, chỉ còn 1,5-3 triệu đồng/tháng để tìm khách thuê mới hay giữ chân người thuê cũ.
Nhiều chủ nhà trọ cho biết từ Tết Nguyên đán đến nay, số khách trả phòng cứ tang dần đều. Nhiều chủ nhà trọ còn giảm tiền thuê phòng nhưng vẫn ế, họ sẵn sang giảm tiếp cho đến khi có khách trọ chứ không thể để nhà trống, vì như vậy vừa không có thu nhập, nhà lại nhanh xuống cấp hơn.
Một gia đình quận Tân Phú, cũng có 2 khu trọ với hơn 100 căn. Đợt dịch năm trước, chị đã giảm tới 30% giá thuê phòng, gần đây rục rịch tính tăng lại thì dịch bùng phát. Nhiều người mất việc bỏ về quê, buộc chị phải giảm thêm mới mong giữ chân được họ. “Hiện giá phòng của tôi cho thuê chỉ bằng một nửa so với trước khi có dịch nhưng vẫn nhiều khách trả phòng vì thất nghiệp, đổi việc hoặc đổi sang khu vực khác làm ăn” – chị cho biết.
Còn căn hộ không khá hơn…
Đối với những người kinh doanh theo quy mô hộ gia đình, vốn tự có thì khó khăn ít, khó khăn nhiều nhất chính là những người đang vay vốn ngân hàng để đầu tư nhà cho thuê, nhất là các chủ đầu tư căn hộ cao cấp. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động dịch vụ du lịch với Trung Quốc, Hàn Quốc bị đình trệ, các khách hàng đã đồng loạt trả phòng về nước hoặc về quê do phải tạm nghỉ việc, hoặc chuyển sang tìm kiếm phòng trọ, căn hộ giá rẻ hơn để thuê ở qua giai đoạn khó khăn. Vì vậy, các chủ đầu tư căn hộ đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Thị trường căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong nửa cuối năm 2020, thậm chí kéo dài tới năm 2021 bởi nền kinh tế đi xuống, người dân thắt chặt chi tiêu, lượng khách nước ngoài cũng chưa trở lại Việt Nam làm việc nhiều. Thị trường căn hộ cho thuê dù phục hồi sau dịch vẫn phải đối mặt với bài toán khó khăn trước đó về áp lực cạnh tranh nguồn cung. Lượng căn hộ cho thuê tăng mạnh qua mỗi năm khiến người thuê ở bất kỳ khu vực nào cũng có nhiều sự lựa chọn. Trước kia các khu như Phú Mỹ Hưng, Thảo Điền, các quận Trung tâm rất khó tìm thuê căn hộ do cung hạn chế nhưng hiện nay muốn thuê diện tích nào cũng có, cũ mới đều nhiều lựa chọn. Các dự án mới có nhiều tiện ích hơn, chất lượng cũng tốt và đặc biệt thiết kế ngày càng đẹp trong khi mức giá phải chăng. Điều này tạo áp lực buộc các dự án cũ phải điều chỉnh giá thuê để cạnh tranh.
Theo nhìn nhận từ các chuyên gia trong ngành, TP.HCM mỗi năm có gần 30.000-40.000 căn hộ mới gia nhập thị trường, ít nhất gần 40% trong số đó là sản phẩm để đầu tư cho thuê lại. Áp lực cạnh tranh tiếp tục gia tăng cùng với diễn biến dịch bệnh phức tạp báo hiệu một năm khó khăn cho thị trường căn hộ cho thuê. Với nhà đầu tư căn hộ, nhà trọ cho thuê không dựa vào đòn bẩy tài chính có thể vượt qua khó khăn nhưng với những ai đang chịu áp lực từ vay vốn ngân hàng, nên tính toán lại bài toán kinh doanh vì tình hình khó có thể khởi sắc trong ngăn hạn.
Treo bảng hàng tháng trời chưa ai hỏi thăm
Nhà phố thương mại 70-80 tỷ đồng một căn, giá thuê 130-140 triệu đồng một tháng, có thỏa thuận giảm giá mùa dịch, đang vắng khách. Thị trường đang tiếp tục chứng kiến động thái trả mặt bằng sớm, hoặc chấm dứt gia hạn hợp đồng của rất nhiều doanh nghiệp. Trong đó, có cả những thương hiệu nổi tiếng, thu hút được nhiều khách hàng như Starbucks, The Coffee House…
Đầu tháng 12 cho thấy, thị trường cho thuê nhà phố thương mại (còn gọi là shophouse liền thổ) trong các dự án đang có chung số phận vắng khách thuê như nhà phố mặt tiền nội đô TP HCM. Tại khu Thủ Thiêm, nhà phố dọc theo trục đường Nguyễn Cơ Thạch tuy có giá vài triệu USD, phổ biến 75-80 tỷ đồng một căn hiện khó cho thuê dù giá thuê 130-140 triệu đồng một tháng có cam kết giảm giá, trợ giá thuê mùa dịch. Các căn shophouse nhà phố thương mại dọc theo trục đường Đồng Văn Cống giá bán 27-35 tỷ đồng một căn, giá thuê 30-58 triệu đồng một tháng (tùy mức trang bị nội thất), cũng bỏ trống hàng loạt. Cả dãy shophouse nối dài chỉ lác đác một vài căn được khai thác, còn lại lâm cảnh đìu hiu. Cách đó vài km, những căn shophouse khu Cát Lái giá chào bán cả chục tỷ đồng một căn, giá thuê dao động 18-20 triệu đồng một tháng, song không ai thuê.
Dọc cung đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), thời điểm này có hàng loạt điểm kinh doanh vẫn trong cảnh đìu hiu, bảng cho thuê mặt bằng được dán khắp nơi. Liên hệ với một chủ cho thuê nhà, anh Nam (quận Gò Vấp) cho biết mình đang có 3 mặt bằng trên đường Phan Văn Trị muốn cho thuê lại. Anh Nam thừa nhận những mặt bằng này dù đắc địa nhưng nhiều tháng qua chưa có người thuê. Tương tự, dù được mệnh danh là “phố ăn chơi” nhưng dọc cung đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) hoạt động mua bán còn vắng vẻ, nhiều nhà hàng, quán ăn đóng cửa, nhiều bảng cho thuê mặt bằng. Thậm chí có quán cà phê còn tận dụng làm điểm bán nông sản để gỡ lại phần nào.
Sau hơn một tháng TP.HCM nới lỏng giãn cách, ngày càng nhiều mặt bằng tại khu vực trung tâm được trả lại, chờ người thuê mới. Đường Lê Thánh Tôn có nhiều nhà hàng Nhật Bản và dịch vụ massage. Không chỉ mặt tiền, các hẻm nhỏ trên đường cũng từng sôi động với nhiều dịch vụ kinh doanh. Tuy nhiên, hàng quán tại đây vẫn đóng cửa im lìm. Đường Lê Thánh Tôn có nhiều nhà hàng Nhật Bản và dịch vụ massage. Không chỉ mặt tiền, các hẻm nhỏ trên đường cũng từng sôi động với nhiều dịch vụ kinh doanh. Tuy nhiên, hàng quán tại đây vẫn đóng cửa im lìm.
Trong ngắn hạn, thị trường nhà phố cho thuê có thể tiếp tục đối mặt với việc trả hoặc giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí từ các khách thuê hiện tại, và khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê mới. Cùng với đó là việc các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển đổi phương thức kinh doanh khi đẩy mạnh bán hàng online. Điều này khiến thương mại điện tử tăng đột biến trong thời gian qua, đồng thời tiến hành trả mặt bằng để giảm chi phí.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)