Chính phủ đã có gói giải pháp 12.000 tỷ đồng để tạo đà cho Vietnam Airlines (VNA) vượt qua khó khăn và phục hồi, nhưng mới Trong chuỗi sự kiện Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 lãnh đạo Vietnam Airlines có đề xuất những hỗ trợ thêm về chính sách dài hạn…
Kể cả khi thực hiện tất cả giải pháp nội lực và các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, với tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài như hiện tại, ngành hàng không chắc chắn sẽ còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là khả năng thanh toán và duy trì hoạt động liên tục. Mặc dù hoạt động vận tải sụt giảm, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi và năng lực sản xuất chỉ ở mức rất thấp, nhưng do tính chất đặc thù của ngành hàng không, các hãng bay vẫn phải trả chi phí cố định rất lớn như phí thuê tàu bay, phí bảo dưỡng, phí bãi đỗ và các chi phí duy trì hoạt động khác. Điều này khiến các hãng hàng không phải tiếp tục đối diện với nguy cơ suy kiệt về tiền mặt và gia tăng nợ phải trả quá hạn.
Ngoài các tác động trực tiếp về mặt tài chính và dòng tiền, các hãng bay cũng phải đối mặt với không ít vấn đề liên quan đến môi trường sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn như dư thừa nguồn lực tàu bay, cạnh tranh về giá vé, thậm chí bán dưới giá thành để có dòng tiền.
Một số đề xuất mang tính “con ông cháu cha” của Vietnam Airlines
VNA nhận định cần cân đối giá vé máy bay với giá các loại hình vận tải khác; mở cửa có lộ trình đối với các hãng hàng không nước ngoài để bảo vệ các hãng hàng không trong nước. các cơ quan nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét duy trì và bổ sung các giải pháp hỗ trợ để tăng cường năng lực tài chính, duy trì hoạt động liên tục và tạo đà phát triển cho các hãng hàng không thông như hỗ trợ giảm thuế phí nộp ngân sách nhà nước, giảm thêm về thuế bảo vệ môi trường, giảm giá dịch vụ điều hành bay và dịch vụ cảng hàng không.
VNA cũng kiến nghị hỗ trợ người lao động bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cơ cấu nợ vay, giảm lãi suất vay cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh, miễn giảm các khoản vay bảo lãnh Chính phủ. VNA đề nghị nhà nước cần có hướng dẫn, quy định rõ ràng về lộ trình mở cửa đường bay theo từng giai đoạn để các hãng chủ động xây dựng kế hoạch khai thác, hạn chế tình trạng mở bán vé ồ ạt hay giảm giá vé sâu làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các hãng và lợi ích của khách hàng.
Các cơ quan quản lý cũng cần có giải pháp, đặc biệt là ứng dụng công nghệ số, để quản lý tiêu chuẩn phòng chống dịch, đồng bộ hóa và kiểm soát dữ liệu tiêm chủng hiệu quả nhằm tối ưu công tác quản lý của các cơ quan cũng như hãng hàng không, giúp khách hàng nắm bắt đầy đủ thông tin, tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn trong quá trình đi máy bay và trải nghiệm dịch vụ.
Một số vấn đề liên quan và mang tính cấp thiết hiện nay có thể kể đến như, xem xét phê duyệt cấp phép kinh doanh vận tải hàng không cho hãng hàng không mới và cấp đăng ký tàu bay bổ sung phù hợp với khả năng vận hành của các hãng, năng lực hạ tầng sân bay và tốc độ tăng trưởng của thị trường. Bên cạnh đó, việc điều tiết giá vé phù hợp với cung cầu thị trường và lợi ích của các hãng hàng không, chống bán phá giá để đảm bảo các hãng cạnh tranh lành mạnh, không làm suy yếu và triệt tiêu lẫn nhau nhằm bảo vệ năng lực chung của cả ngành hàng không Việt Nam trước các hãng nước ngoài.
Vietnam Airlines lỗ thêm hơn 3.500 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III vừa công bố, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt doanh thu thuần hơn 4.735 tỷ đồng, giảm 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Do giá vốn bán hàng chỉ giảm hơn 20%, vẫn còn gần 7.750 tỷ đồng, hãng bay này lỗ gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ khoảng 3.000 tỷ đồng. Trong kỳ này, doanh thu tài chính của hãng tăng gấp hơn 4 lần cùng kỳ lên hơn 560 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chi phí khác như bán hàng, quản lý doanh nghiệp vẫn tăng, lần lượt đạt hơn 282,2 tỷ và 347,5 tỷ đồng. Do vậy, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 3.531 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả này vẫn tích cực hơn 2 quý đầu năm khi quý I lỗ gần 4.900 tỷ, quý II lỗ 4.449 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines lỗ hơn 12.153 tỷ đồng.
Đến ngày 25/9, Vietnam Airlines đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên gần 8.000 tỷ đồng, kịp thời bổ sung dòng tiền và giúp cải thiện tình hình tài chính. Doanh nghiệp này tin tưởng hoạt động kinh doanh đã từng bước ổn định và đang chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi, phát triển sau khi các chuyến bay nội địa được phép khai thác thường lệ trở lại từ tháng 10. Tính đến hết 30/9, tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt hơn 67.000 tỷ đồng, tăng hơn 4.500 tỷ so với đầu năm. Đối ứng bên phía nguồn vốn là nợ phải trả khoảng 65.500 tỷ (tăng hơn 9.100 tỷ so với đầu năm), vốn chủ sở hữu hơn 1.475 tỷ đồng (giảm gần 4.600 tỷ đồng so với đầu năm). Trong đó, nợ ngắn hạn khoảng 42.434 tỷ đồng, tăng hơn 9.700 tỷ so với đầu năm.
Văn bản do Tổng thư ký VABA Bùi Doãn Nề ký nêu rõ: “Từ khi bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 ở Việt Nam tới nay, các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%, dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng. Các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng bị cạn kiện.” Báo cáo của các hãng hàng không Việt Nam đều cho thấy nhu cầu cần được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về vốn là cấp bách và quan trọng nhất. Từ đây, VABA đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, chấp thuận và có văn bản kiến nghị Chính phủ và Quốc hội và các bộ, ngành liên quan cho các hãng hàng không khác vay gói tái cấp vốn 4.000-6.000 tỷ đồng, lãi suất 0% như đã thực hiện với Vietnam Airlines (gói 4.000 tỷ vay tối đa 3 năm). Số vay cụ thể căn cứ vào nhu cầu của từng hãng, vào quy mô, thị phần, đóng góp cho ngân sách trong thời gian qua và khả năng đáp ứng của ngân sách.
Hiệp hội cũng đề nghị cho các hãng hàng không được vay gói 25.000-30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất (nhà nước cấp bù lãi suất 4-5%) nhằm giúp các hãng chi thường xuyên, mua sắm vật tư thiết bị, thực hiện các chương trình dự án, bảo trì, duy trì hoạt động và phát triển trong và sau dịch.
Cương Nguyễn
(Tổng Hợp)