Trước áp lực giá cả leo thang nguy cơ lạm phát, các nhà đầu tư có những kênh “trú ẩn” tài sản khác nhau, nhưng quy lại thường có 5 kênh đầu tư và trú ẩn tài sản chính. Kênh đầu tư đầu tiên là gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, với chính sách tiền rẻ, lãi suất giảm, thì giá trị sinh lời của tiền gửi sẽ không cao, thậm chí âm.
Ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng CPI 10 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2020, là mức tăng thấp nhất trong 6 năm. Trong năm 2021, chỉ số CPI chỉ có tháng 2 tăng mạnh (1,52%) còn lại 9 tháng chỉ tăng hoặc giảm nhẹ trong khoảng -0,2% đến 0,6%. Dự báo, cả năm 2021 CPI sẽ tăng khoảng 2,1-2,3%. Tuy nhiên, mặt bằng giá cả trên thế giới tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng, cước vận tải, khan hiếm nhiên liệu… đã và đang đặt ra nhiều băn khoăn về áp lực lạm phát đối với Việt Nam trong thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022. Ngoài ra, giá xăng và những tờ trình về gói kích thích kinh tế khổng lồ cũng là những yếu tố tác động không nhỏ tới giá cả trong nước.
Tại Việt Nam thì khác rất nhiều, với thông tin phần lớn đến từ hai yếu tố bên ngoài, là giá xăng tăng lên, khả năng ảnh hưởng đến các yếu tố giá khác, dẫn tới lạm phát sẽ tăng lên. Và từ yếu tố bên trong là tờ trình các gói kích thích kinh tế khổng lồ 800.000 tỷ đồng và hơn thế nữa, đang đưa đến một suy đoán kỳ vọng rằng năm sau tỷ lệ lạm phát sẽ tăng rất cao. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn một cách sâu sắc rằng, nếu lạm phát như vậy thì hành xử của Ngân hàng Nhà nước như thế nào, để các nhà đầu tư có quyết định đúng đắn với các phương án đầu tư của mình.
khi lợi nhuận (lãi suất gửi tiết kiệm) sau khi trừ đi mức lạm phát thì giá trị lợi ích thực thu về sẽ không cao, thậm chí không đủ bù cho mức tăng giá. Kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, do lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, rủi ro từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp không phải là không có, nếu doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo chất lượng. Dòng tiền có thể chuyển sang đầu tư vàng. Thực tế, từ nhiều năm nay, nhiều nhà đầu tư đều đặn mua vàng bởi nỗi sợ lạm phát của thị trường, ám ảnh câu chuyện “mất giá”. Đó là lý do, giá vàng tăng vụt trong thời gian gần đây. Thậm chí, nhiều cửa hàng vàng trong nước cho biết, hiện không có đủ vàng miếng để bán, bởi cầu quá lớn, dẫn tới giá vàng trong trong nước chênh giá vàng thế giới tới hơn chục triệu đồng/lượng. Hai kênh đầu tư còn lại là bất động sản và chứng khoán. Dòng tiền đang có xu hướng chảy vào hai kênh này rất cao.
Lạm phát đang trở thành ám ảnh của nhiều quốc gia. Mỹ có tỷ lệ lạm phát được công bố tháng 10/2021 là 6,2%, một con số vượt quá kỳ vọng 5,8% của giới phân tích. Điều này bắt đầu tác động đến hành vi của những thành phần tham gia các thị trường tài chính và thị trường đầu tư tài sản. Nhà đầu tư Việt Nam sẽ giải bài toán đầu tư như thế nào nếu áp lực này xảy ra?
Bất động sản đang kỳ vọng vào xu hướng mở cửa trở lại của nền kinh tế Việt Nam và việc hưởng lợi từ các gói kích thích kinh tế mới của Chính phủ. Tuy nhiên, thị trường có thực sự bùng nổ vào năm 2022 như nhiều dự báo hay không còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng phục hồi của nền kinh tế. Câu chuyện lạm phát hiện đang được nhắc đến trong bối cảnh bối cảnh Chính phủ triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế bằng việc xem xét nới lỏng các chính sách tài khóa, tiền tệ.
Nếu lạm phát tăng cao vào năm sau, áp lực tăng giá bất động sản cũng sẽ rất lớn. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, từ quý II/2022 trở đi, khi kinh tế hồi phục trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân cho cả trẻ em thì bất động sản sẽ càng có đà tăng giá. Trong khi đó, cầu tăng mà nguồn cung chưa phục hồi thì việc tăng giá là điều hiển nhiên. Thực tế, kể từ khi thị trường bất động sản dần tan băng vào năm 2014 đã chứng kiến chu kỳ tăng giá liên tục trong giai đoạn 2016 – 2019. Đến nay, tại nhiều khu vực, giá bất động sản đã ghi nhận tăng mạnh. Đáng chú ý, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh, giá nhà vẫn leo cao, nằm ngoài dự đoán và kỳ vọng của đại đa số người dân.
Theo các chuyên gia, rủi ro lạm phát dễ khiến tài sản “bốc hơi” nếu kênh đầu tư không may mất giá. Yếu tố lợi nhuận cần đặt lùi về sau, và hướng đến việc bảo vệ tài sản trước tiên. Đồng thời, trong bối cảnh lạm phát, ba kênh đầu tư truyền thống vẫn thường được khuyến nghị để giúp nhà đầu tư bảo toàn giá trị tài sản: vàng, chứng khoán và bất động sản. Kể từ đầu tháng 11 đến nay, diễn biến của ba kênh đầu tư này đã phản ánh phần nào sức nóng của rủi ro lạm phát tại thị trường Việt Nam.
Những diễn biến của lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, biến động giá vàng, USD Index, chứng khoán tăng mạnh… là câu chuyện chung của các nền kinh tế, không riêng gì Việt Nam.
Cương Nguyễn
(Tổng Hợp)