Dù nguồn cung rao bán và nhu cầu giảm mạnh, giá BĐS tại TP.HCM vẫn không có dấu hiệu giảm theo, thậm chí còn tăng so với cùng kỳ. Dòng tiền từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, lại không am hiểu về chứng khoán sẽ có xu hướng rót vào BĐS, kênh đầu tư vốn luôn được đánh giá là an toàn, bền vững trong dài hạn.
Từ đầu năm 2021, dòng tiền đổ vào BĐS tăng nhanh, nhiều nơi còn xảy ra tình trạng sốt đất. Nhu cầu đầu tư vào BĐS trước khi dịch Covid-19 bùng phát chiếm đến 75%. Các tháng gần đây, do giãn cách xã hội nên dòng tiền không trực tiếp chảy vào BĐS mà tập trung vào chứng khoán. Nhưng sau đó dòng tiền sẽ lại quay trở về với BĐS.
Một năm qua, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thị trường BĐS vẫn phát triển, giá vẫn tăng. Trong đó, nhiều nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận từ các kênh đầu tư khác, cuối cùng cũng hiện thực hóa lợi nhuận bằng tài sản BĐS. Trước bối cảnh đồng tiền ngày càng mất giá, nhà đầu tư đã nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn an toàn cho tài sản. Trong đó, BĐS vẫn được coi là kênh đầu tư hữu hiệu, đáp ứng khẩu vị đầu tư an toàn và sinh lời bền vững nhất.
Sau nhiều tháng bị “giam chân” bởi dịch bệnh, các nhà đầu tư đang rất nóng lòng tham gia lại thị trường. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng BĐS tháng 10 đạt khoảng 1.400 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với tháng 8 và tháng 9. Khi bất động sản tăng giá, nhà đầu tư bất động sản nếu dư tiền sẽ đầu tư vào chứng khoán, và ngược lại, khi thắng ở thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư cũng chuyển một phần lợi nhuận qua kênh bất động sản. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nhanh sẽ kéo theo tâm lý lo lắng cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt với các nhà đầu tư F0. Do đó, để an toàn, phần lớn họ lựa chọn rút bớt vốn hoặc lợi nhuận để chuyển qua đầu tư bất động sản.
Việc hai kênh đầu tư được xem là an toàn nhất mùa dịch là vàng và chứng khoán đang chững lại vì biến động của thị trường thì phần lớn nhà đầu tư đang bắt đầu chuyển sang bất động sản. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu đầu tư vào bất động sản chiếm đến 75% tổng nhu cầu đầu tư. Các tháng gần đây, giãn cách xã hội khiến dòng tiền vào bất động sản có phần chững lại và tập trung hơn vào chứng khoán, nhưng sau giãn cách bất động sản sẽ hút mạnh dòng tiền trở lại. Bất động sản luôn là kênh đầu tư được đánh giá an toàn, có thể tạo lợi nhuận trong dài hạn, bởi tâm lý nhà đầu tư hiện tại vẫn tin tưởng vào sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường này sau giãn cách.
Thời điểm cuối năm thường là mùa cao điểm của bất động sản. Hiện nay, cả người mua và người bán đều trong trạng thái muốn được “giải tỏa cơn khát” sau một thời gian dài bị dồn nén do giãn cách xã hội. Không ít nhận định cho rằng, bất động sản cuối năm sẽ xuất hiện xu hướng nhà đầu tư cá mập “găm hàng”, do thị trường đang nhận được nhiều xung lực nhờ xu hướng mở cửa trở lại của nền kinh tế Việt Nam và việc hưởng lợi từ các gói kích thích kinh tế mới của Chính phủ.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong quý III/2021, do giãn cách xã hội để chống dịch nên dòng tiền không trực tiếp chảy vào bất động sản mà hầu như tập trung vào chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường chưa xảy ra hiện tượng bán tháo bất động sản, nhất là ở các địa phương lân cận Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy, nhiều nhà đầu tư vẫn giữ tiền và chờ cơ hội để mua bất động sản sau dịch. Với kỳ vọng thị trường bất động sản bật dậy mạnh mẽ hậu Covid-19, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã sẵn sàng chuẩn bị sản phẩm để “đón sóng” thị trường khi dịch được kiểm soát. Trong đó, phân khúc đất nền, nhà phố ở các tỉnh ven Sài Gòn vốn khan hiếm nguồn cung trong thời gian qua đang chờ những tín hiệu tích cực của thị trường để “bung hàng”.
Từ đà tăng năm 2020, nhiều chuyên gia nhận định lượng kiều hối đổ về trong nước sẽ tăng mạnh trong năm 2021. Trong bối cảnh các kênh đầu tư truyền thống như vàng, trái phiếu có xu hướng giảm, việc đầu tư ra nước ngoài khó khăn nhưng thị trường bất động sản vẫn duy trì được mức tăng trưởng bất chấp dịch bệnh. Đây chính là những cơ sở để dòng kiều hối quay trở lại trong nước và tham gia giao dịch trên thị trường bất động sản.
Trên thực tế, đối với nhiều nhà đầu tư không dư dả dòng tiền thì việc tiếp cận nguồn vốn vay cũng không khó khăn, nhất là khi các ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất cho vay thấp. Với việc sử dụng linh hoạt đòn bẩy tài chính này thì cơ hội để gia tăng lợi nhuận trên thị trường bất động sản cũng không hề nhỏ.
Tuy nhiên điều khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn hiện nay lại là tình trạng nguồn cung mới đang sụt giảm, số lượng dự án có sẵn giỏ hàng bán không nhiều. Đặc biệt đối với những dự án đã thành hình giúp nhà đầu tư yên tâm giao dịch mà không phải mua bán trên giấy lại càng hiếm hoi. Theo chia sẻ của các sàn giao dịch, trong thời gian qua, bên cạnh yếu tố về vị trí, quy hoạch, pháp lý… nhiều nhà đầu tư ưu tiên “xuống tiền” tại các dự án đất nền đã được triển khai xây dựng hạ tầng, bởi cơ hội gia tăng lợi nhuận luôn là rất lớn.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)