Bất động sản đang kỳ vọng vào xu hướng mở cửa trở lại của nền kinh tế Việt Nam và việc hưởng lợi từ các gói kích thích kinh tế mới của Chính phủ. Tuy nhiên, thị trường có thực sự bùng nổ vào năm 2022 như nhiều dự báo hay không còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới có xu hướng gia tăng. Các nước phát triển đang có mức lạm phát cao lịch sử. Do đó, áp lực lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới là rất lớn. Nếu lạm phát tăng cao vào năm sau, áp lực tăng giá bất động sản cũng sẽ rất lớn. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, từ quý II/2022 trở đi, khi kinh tế hồi phục trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân cho cả trẻ em thì bất động sản sẽ càng có đà tăng giá. Trong khi đó, cầu tăng mà nguồn cung chưa phục hồi thì việc tăng giá là điều hiển nhiên.
Thực tế, kể từ khi thị trường bất động sản dần tan băng vào năm 2014 đã chứng kiến chu kỳ tăng giá liên tục trong giai đoạn 2016 – 2019. Đến nay, tại nhiều khu vực, giá bất động sản đã ghi nhận tăng mạnh. Đáng chú ý, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh, giá nhà vẫn leo cao, nằm ngoài dự đoán và kỳ vọng của đại đa số người dân. Trước bối cảnh lạm phát, không ít người đang lên kế hoạch để đón đầu cơ hội cũng như bảo toàn dòng tiền.
Ở thời điểm hiện tại, giả định rằng tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt và chúng ta đã xác định sống chung với COVID-19, các hoạt động kinh tế – xã hội – du lịch sẽ từng bước phục hồi. Năm 2022, dự báo GDP của Việt Nam có thể lên đến 6,5 – 7,5%, tương đương mức GDP của năm 2019 trở về trước. Nửa cuối năm 2022, thị trường sẽ sôi động hơn với cả nguồn cung mới và sức mua. Tuy nhiên, sẽ không có sốt đất hoặc sốt bất động sản trong năm 2022 vì theo quan sát, có thể thấy Nhà nước đang kiểm soát tốt những yếu tố gây sốt hoặc bong bóng bất động sản như: chính sách tài chính, kiềm chế lạm phát, lãi suất và giá trị đồng nội tệ ổn định trong mấy năm qua, kênh đầu tư thay thế bất động sản cũng đa dạng hơn…
Ngoài ra, áp lực tăng giá BĐS sẽ rất lớn bởi các lý do chính đã bắt đầu xuất hiện từ quý 1/2021 (lạm phát, chi phí VLXD tăng, chi phí đầu vào tăng). Đặc biệt, từ Quý 2/2022, khi kinh tế phát triển mạnh trở lại (nhiều dự báo cho rằng GDP năm 2022 có thể lên đến 6.5 – 7.5%), Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân (cho cả trẻ em), bất động sản sẽ càng có đà tăng giá.
Ngoài vấn đề về nguồn cung và sức cầu, giá cả, một số các dự báo về xu hướng chung của thị trường như khẩu vị mua bất động sản, sản phẩm, vị trí, hình thức đầu tư,… cũng rất đáng chú ý. Đó là: Về sản phẩm, theo ông Hoàng, đất nền các tỉnh giáp ranh vẫn là kênh đầu tư được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là những địa phương gần các công trình hạ tầng giao thông lớn, có quy hoạch/pháp lý đầy đủ sẽ luôn thu hút khách đầu tư.
Thống kê cho thấy tổng nguồn cung BĐS nhà ở cả nước chỉ đạt khoảng 60-70%. Nếu tính cục bộ một số địa phương, nguồn cung còn thấp hơn nhiều do hoạt động đi lại, giao dịch, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân tại một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội không thể thực hiện được.
Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, đến nay trên cả nước có 37 dự án với 18.872 căn được cấp phép, bằng khoảng 69% so với quý II; 701 dự án với 244.936 căn đang triển khai xây dựng, bằng khoảng 70% so với quý II. Có 50 dự án với 7.444 căn hoàn thành. Lượng giao dịch trên thị trường cũng giảm chỉ bằng khoảng 35-40% so với quý II, tỷ lệ hấp thu chỉ đạt 40- 50% lượng chào bán trên thị trường, một số khu vực thị trường có hiện tượng “đóng băng tạm thời”. Với thị trường căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ quý III, tổng lượng giao dịch cũng giảm rất mạnh với 10.400 giao dịch thành công so với con số trên 18.300 giao dịch trong quý II.
Trước thực trạng trên, Bộ Xây dựng đã đề xuất 2 gói tín dụng với tổng số tiền 65.000 tỷ đồng vào chương trình phục hồi sau dịch Covid-19. Gói tín dụng thứ nhất 15.000 tỷ đồng theo phương thức cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách Xã hội và các ngân hàng thương mại để thực hiện phát triển nhà ở xã hội; gói tín dụng thứ hai 50.000 tỷ đồng theo cơ chế đặc thù để phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023.
Từ quý II/2022, khi kinh tế phát triển ổn định trở lại (nhiều dự báo cho rằng GDP năm 2022 có thể đạt 6,5 – 7,5%), cả nước hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân từ người lớn đến trẻ em, là thời điểm bất động sản đứng trước cơ hội bắt nhịp với đà tăng trưởng. Góc nhìn của chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng, dịch Covid-19 kéo dài 2 năm qua đã tác động rất lớn với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đợt dịch thứ tư đã gây ra những tác động nặng nề trong quý III. Lần đầu tiên Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế âm 6,17% trong quý. Tình trạng đóng băng nền kinh tế, sụt giảm tăng trưởng diễn ra ở tất cả ngành nghề và bất động sản cũng không ngoại lệ.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)