Mặc dù hoạt động kinh doanh của đa số ngành nghề và thu nhập của nhiều người bị suy giảm, nhưng một số lĩnh vực vẫn sôi động, tích cực như chứng khoán (vốn có quan hệ tương hỗ với bất động sản). Đồng thời, người có điều kiện tài chính vẫn có nhu cầu mua bất động sản. Thị trường địa ốc vẫn đang chờ đợi những điều tích cực hơn…
Nguồn cung mới hạn chế dẫn đến áp lực tăng giá nhưng sức mua giảm sút nên chủ đầu tư phải đưa ra mức giá phù hợp và các chính sách bán hàng hấp dẫn. Chính vì vậy, mức giá bất động sản trong nửa cuối Quý 2 và Quý 3 vừa qua dùng dằng, không có nhiều biến động, ngoại trừ một vài dự án có những yếu tố đặc biệt, ưu thế vượt trội thì giá bán có mức tăng đáng kể.
Khi giải quyết được các vấn đề thách thức nêu trên, thị trường sẽ có những bước phát triển lên một tầm cao hơn, ổn định bền vững hơn. Một số các giải pháp đã được đề cập rất nhiều lần, rất lâu nhưng tiến triển chưa được như trông đợi. Cần phải thúc đẩy hơn nữa các thay đổi cải cách, có kế hoạch chiến lược lâu dài và sâu rộng hơn. Cụ thể, Pháp lý – chính sách – cơ chế được thể hiện qua luật. Hiện nay, Luật Đất đai đang được chuẩn bị đề xuất đưa ra Quốc hội xem xét, thảo luận, điều chỉnh sửa đổi. Đây là việc quan trọng, sẽ kéo theo các luật liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở,… sẽ có những điều chỉnh.
Hình thức bán hàng trực tuyến, áp dụng công nghệ trong công tác bán hàng là xu hướng sẽ tiếp tục trong thời gian tới, khi từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và trở lại trạng thái bình thường mới (có điều kiện kiểm soát được dịch bệnh). Các chủ đầu tư đưa ra nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn để thu hút khách mua và tăng tính cạnh tranh cho dự án trên thị trường.
Bênh cạnh vị trí thuận tiện với các công trình hạ tầng lớn, những dự án đáp ứng được các tiêu chí như: pháp lý đầy đủ, tiến độ thi công tốt, năng lực và uy tín chủ đầu tư, chất lượng sản phẩm về quy hoạch/vật liệu xây dựng/nội thất, đặc biệt là chính sách bán hàng hấp dẫn như giá cả phù hợp, tiến độ thanh toán linh hoạt, dịch vụ hỗ trợ khách mua tốt,… sẽ có sức tiêu thụ tốt. Cùng với những xu hướng đã nói ở trên, mặc dù dịch bệnh gây ảnh hưởng chung, làm cho sức mua giảm, nhưng giá bất động sản so với cùng kỳ năm ngoái vẫn có mức tăng giá ngạc nhiên, có thể coi như nghịch lý của thị trường.
Trong cuối năm, thị trường có thể phục hồi so với trước đó nhưng khó gọi là bùng nổ giao dịch. Thị trường cũng khó có những cơn sốt đất hoặc sốt nóng bất động sản vì “bị nén” sau một thời gian. Một loạt thách thức khó khăn của thị trường BĐS trong những tháng cuối năm cũng được ông Hoàng chỉ ra. Cụ thể, nguồn cung mới vẫn hạn chế, không được dồi dào; Nhiều dự án vẫn chưa được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý. Một số vấn đề về pháp lý vẫn chưa theo kịp sự thay đổi và phát triển của thị trường.
Những năm gần đây, tình trạng thuê nhà ở, phòng trọ, mặt bằng kinh doanh diễn ra nhộn nhịp, giá ổn định với tỷ lệ lấp đầy mặt bằng kinh doanh trên địa bàn tỉnh luôn duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các đợt giãn cách xã hội kéo dài cũng như việc thắt chặt chi tiêu của người dân khiến doanh thu ngành bán lẻ hàng hóa và TM-DV sụt giảm. Nhiều khách thuê mặt bằng không thể trụ vững. Hiện, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, nhiều loại hình kinh doanh được mở cửa trở lại.
Một trong những nguyên nhân khiến người mua vắng bóng, cũng xuất phát từ thực tế điều kiện di chuyển, khảo sát thị trường khó khăn do một số địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước chưa sôi động, khiến thị trường bất động sản có phần ảm đạm. Đặc biệt, sự bất cập về mặt bằng giá của sản phẩm bất động sản khi tiếp tục leo thang, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng giá ở một số phân khúc không giảm vẫn ở mức cao so với mức thu nhập của đại đa số người dân. Do đó, để ngành bất động sản khôi phục lại cũng cần phải có những giải pháp tối ưu.
Theo các chuyên gia kinh tế, riêng thị trường bất động sản, muốn ổn định trở lại thì điều quan trọng nhất là phải khống chế được dịch bệnh. Đồng thời, nhà nước phải có chính sách nhằm điều tiết dòng tiền phục hồi nền kinh tế khi dịch bệnh qua đi thì thị trường bất động sản mới có thể khởi sắc trở lại. Đặc biệt là thị trường bất động sản đã suy giảm đáng kể, các nhà đầu tư cũng như người dân không còn nhiều mặn mà trong việc mua bán, giao dịch liên quan bất động sản khiến thị trường trở nên tắc nghẽn và có phần ảm đạm.
àng loạt dự án phải ngừng hoạt động xây dựng, hoàn thiện thủ tục đầu tư, ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường. Theo số liệu từ Hội Môi giới BĐS Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2021, tổng nguồn cung mới trên thị trường đạt trên 165.700 sản phẩm, nhưng lượng giao dịch chỉ đạt khoảng 61.800 sản phẩm, chiếm khoảng 37% tổng nguồn cung. Riêng quý III/2021 lượng cung sản phẩm trên thị trường thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Thị trường BĐS tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam có nguồn cung 3.516 sản phẩm, giao dịch 2.724 sản phẩm.
Sau một thời gian ảm đạm, những ngày gần đây, thị trường BĐS bắt đầu sôi động trở lại do TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã nới lỏng giãn cách, chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Trong tâm thế đó, nhiều doanh nghiệp BĐS đã “bung” dự án mới ra thị trường và tiếp tục mở bán các dự án cũ. Những tín hiệu từ việc dự án đồng loạt chào thị trường trong quý IV/2021 đang khiến BĐS phía Nam có niềm tin hơn về nguồn cung sẽ dồi dào từ nay đến thời điểm cuối năm 2021.