Thị trường bất động sản từ nay đến hết năm 2021 sẽ không có nhiều chuyển biến mang tính đột phá, vì kinh tế khu vực trọng điểm phía Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch. Nhu cầu bất động sản luôn ở mức cao kéo theo đó giá bất động sản cũng tăng cao theo…
Ở phía Nam, khu vực trung tâm TP.HCM sẽ tiếp tục khan hiếm hàng hóa và hầu như không còn cơ hội “lướt sóng” kiếm lời ngắn hạn khi mặt bằng giá nhà đất đã neo quá cao, cho nên bất động sản vùng ven với lợi thế giá chưa tăng nhiều sẽ nhận được sự quan tâm. Điểm cần lưu ý là đầu tư bất động sản vùng ven cần tính chu kỳ dòng tiền trong dài hạn, từ 3 năm trở lên, nếu đi được đường dài thì lợi nhuận cộng gộp có thể đạt 20-30%/năm.
Sau nhịp “nảy” lên hồi đầu năm, đây là giai đoạn quyết định khả năng tăng tốc của thị trường, trong trường hợp các yếu tố vĩ mô thuận lợi thì thị trường sẽ bật mạnh và ngược lại, sẽ tiếp tục diễn biến giằng co.
Báo cáo thị trường quý III/2021 của Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh, thị trường bất động sản từ nay đến hết năm 2021 sẽ không có nhiều chuyển biến mang tính đột phá, vì kinh tế khu vực trọng điểm phía Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch. Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn thì thanh khoản bất động sản sẽ tăng trở lại, kéo giá cả tăng theo. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay, dòng vốn đầu tư chưa luân chuyển nhiều vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, mà vẫn có xu hướng chảy vào bất động sản, bởi đây vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, ổn định trong dài hạn.
Bước sang năm 2022, áp lực tăng giá sẽ rất lớn bởi các yếu tố lạm phát cao, các chi phí đầu vào như chi phí đất, giá nguyên vật liệu tăng… bắt đầu tác động rõ nét hơn. Đặc biệt, từ quý II/2022, khi kinh tế dự báo tăng trưởng mạnh trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân, bao gồm cả trẻ em, bất động sản sẽ càng tăng giá mạnh. Thời điểm này, những nhà đầu tư địa ốc lâu năm thường có động thái tích cực săn hàng, trong khi nhóm dùng đòn bẩy tài chính vẫn dè dặt.
Thời điểm cuối năm có rất nhiều yếu tố thuận lợi để các chủ đầu tư ra hàng và tăng nguồn cung dự án nhà ở. Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội cho biết tỷ lệ phủ vaccine, lãi suất tiết kiệm giảm, lượng tiền gửi vào ngân hàng thấp kỷ lục là những nguyên nhân chính khiến dòng tiền chuyển sang các kênh đầu tư khác, trong đó có bất động sản. Theo bà Hằng, những khu vực có hạ tầng giao thông tốt hoặc sắp triển khai dự án trọng điểm sẽ đón nhận nhiều sự chú ý từ giới đầu tư.
Theo phân tích của các chuyên gia, so với vàng, chứng khoán hay các kênh đầu tư nhỏ lẻ khác thì bất động sản vẫn là nơi gửi gắm dòng tiền an toàn nhất. Đặc biệt là sau biến cố đại dịch Covid-19, nhiều người nhận ra việc để dòng tiền đứng yên, hay đầu tư vào các lĩnh vực khác tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với bất động sản. Trong đó, nhu cầu sở hữu một bất động sản thứ 2 làm nơi tránh dịch đang tác động không nhỏ đến thị trường.
Thị trường bước vào mùa cao điểm bán hàng cuối năm. Sức mua có thể đạt mức tăng trưởng 5-10%. Sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán, thị trường có thể đạt tăng trưởng kỳ vọng 10-15% khi dòng tiền từ nhóm khách hàng thắng chứng khoán chốt lời và chuyển sang bất động sản. Tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, phân khúc căn hộ vẫn được đánh giá là nóng nhất khi cầu luôn vượt cung và vừa túi tiền với người mua thực lẫn nhà đầu tư số đông. Chính nhu cầu luôn vượt quá khả năng cung cấp dẫn tới việc khan hiếm căn hộ, đẫn đến người mua sẽ đổ dồn vào những sản phẩm còn sót hoặc sắp mở bán.
Nhà đầu tư thực hiện các giao dịch “lướt sóng” đẩy giá trên thị trường bất động sản thời gian tới sẽ không khả thi, nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn được kiểm soát dịch và còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh. Việc thị trường bất động sản bắt nhịp trở lại, các phân khúc có tín hiệu hồi phục là dấu hiệu tốt, song giới chuyên gia cho rằng nên cẩn trọng khi đầu tư, nhất là ở thời điểm hiện tại.
Theo VARS, toàn bộ nguồn cung trên thị trường BĐS đa phần hàng tồn từ các quý trước. Lượng cung cũng như dự án mới hạn chế, toàn thị trường đạt ngưỡng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Về lực cầu, BĐS vẫn dành được nhiều sự quan tâm của khách hàng, nhà đầu tư ngay cả trong dịch bệnh. Đặc biệt, các dòng sản phẩm đất nền, bởi đây luôn được coi là nơi lưu giữ tài sản an toàn và tiềm năng. Vars dự báo, bắt đầu từ tháng 10/2021, khi nhiều địa phương gỡ bỏ giãn cách xã hội và tạo ra nhiều vùng xanh an toàn, hoạt động phát triển dự án BĐS và thị trường giao dịch BĐS sẽ được kích hoạt trở lại. Giá BĐS quý IV sẽ được điều chỉnh tương đương cùng kỳ năm 2020.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)