Đa phần lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản đều chung quan điểm rằng, những khó khăn do dịch bệnh chỉ mang tính tạm thời và điều các thành viên trên thị trường quan tâm hơn là những chính sách gỡ khó cho doanh nghiệp cần được đẩy nhanh và có sự thống nhất. Cần thêm nhiều động lực để thị trường đủ lực đẩy bùng nổ hơn…
Đất xen cài là nút thắt đã tồn tại nhiều năm nay, đôi khi chỉ vì phần đất rất nhỏ vướng luật mà cả dự án không thể triển khai. Điều này khiến hiệu quả đầu tư giảm sút và gây áp lực lên giá thành sản phẩm về lâu dài. Ngoài đất công xen cài, một loạt những nút thắt khác liên quan đến đất đai và hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng đang được TP.HCM rốt ráo xử lý, trong đó có kiến nghị mang tính đột phá là cơ chế rút ngắn thời gian tính tiền sử dụng đất từ 3 năm xuống chỉ còn 10-15 ngày được đề cập tại văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt.
TP.HCM có khoảng 173 dự án nhà ở thương mại chủ đầu tư đã có quyền sử dụng đất, nhưng chưa được công nhận chủ đầu tư (gồm 126 dự án trong giai đoạn 2015-2018 và 47 dự án năm 2020) và 63 dự án nhà ở thương mại của 17 doanh nghiệp với hơn 30.042 căn, gồm 27.709 căn hộ nhà chung cư và 2.693 căn hộ văn phòng officetel chưa được cấp chứng nhận đầu tư.
Nền tảng vững chắc cũng là yếu tố quan trọng để thị trường bật dậy, khi hàng ngàn doanh nghiệp bất động sản đã hoạt động trở lại. Ba quý đầu năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 148.000 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 37% tổng lượng trái phiếu phát hành, đứng thứ 2 sau nhóm ngân hàng. Bộ Xây dựng vừa công bố Báo cáo Thị trường bất động sản quý 3/2021. Tại báo cáo vừa công bố, dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đơn vị quản lý đầu ngành về xây dựng này cho biết, tính đến 30/9/2021 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 682.594 tỷ đồng (tính đến 30/6/2021 là 672.224 tỷ đồng). Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu bất động sản từ đầu năm đến nay tăng tới 27%, gần tương đương mức tăng chung của thị trường chứng khoán (tăng 29%).
Có 88 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 107.944 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, giảm 20,8% so với quý trước, tỷ lệ phát hành thành công đạt 63,4%. Bất động sản là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 46,8% tổng giá trị phát hành, tương đương 52.287 tỷ đồng, tăng 60,2% so với quý trước. Trong các cuộc khủng hoảng trước, nhu cầu về nhà, đất sụt giảm ngay lập tức, nhưng trong cuộc khủng hoảng do đại dịch lần này, thị trường bất động sản dù thiếu nguồn cung, song nhu cầu tại một số lĩnh vực như bất động sản khu công nghiệp, nhà ở… vẫn phát triển tốt. Cùng với đó, giá bất động sản không giảm, thậm chí có thời kỳ tăng “nóng”.
Trong quý III/2021, Thành phố chỉ có 2 dự án được mở bán dưới hình thức trực tuyến với 1.600 căn hộ, chủ yếu là phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, giao dịch hết sức hạn chế do giãn cách kéo dài và tâm lý thận trọng của người mua nhà. Con số trên phần nào nói lên bức tranh xám màu của thị trường bất động sản TP.HCM trong gần 4 tháng giãn cách xã hội vừa qua. Tuy vậy, thị trường vẫn có những tín hiệu tích cực về độ nén cung – cầu, mặt bằng giá…, tạo kỳ vọng về sự phục hồi sau giãn cách. Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ vài tuần sau khi TP.HCM và các địa phương lân cận mở cửa trở lại, thị trường dồn dập các thông tin mở bán dự án, quảng cáo sản phẩm, lượng người đến các phòng công chứng đã đông trở lại.
So với những cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, đại dịch Covid-19 tác động tới nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản có sự khác biệt, khi nhìn lại từ đầu năm 2020 – thời điểm dịch bắt đầu xuất hiện, đến nay, thị trường vẫn giữ được nền tảng vững chắc, tình trạng giảm giá, bán tháo không những không diễn ra, mà ngược lại, cứ sau mỗi lần dịch bùng phát, hoạt động giao dịch lẫn giá cả đều tăng cao.
Riêng thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tháng 10 khoảng 1.400 tỷ đồng. Con số này cao hơn số thu từ chuyển nhượng bất động sản của tháng 8 và tháng 9 cộng lại. Bên cạnh đó, thu từ lệ phí trước bạ tháng 10 đạt 3.322 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 1.930 tỷ đồng của tháng 9 và 984 tỷ đồng trong tháng 8.
Chuyên gia cảnh báo rằng, trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trì trệ, thì việc thị trường bất động sản “sốt nóng” là tín hiệu không tốt. Cái gốc của nền kinh tế vẫn là sản xuất kinh doanh, chứ không phải bất động sản. Dòng tiền đổ vào lĩnh vực này quá lớn sẽ làm giảm nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh. Dù bất động sản có vai trò nhất định trong nền kinh tế, giúp cho tăng trưởng trong thời gian ngắn nhưng đây không phải là ngành cơ bản mà nền kinh tế có thể dựa vào để phát triển lâu dài.
Cương Nguyễn
(Tổng Hợp)