Nếu Covid-19 được kiểm soát tốt, thì thanh khoản bất động sản sẽ tăng trở lại, kéo theo giá có thể tăng nhẹ do nguồn cung hạn chế, trong khi nhu cầu nhà ở vẫn cao. Nhưng giá nhà ở thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội,… sẽ tăng do giá vật liệu xây dụng và nhu cầu tăng đột biến.
Không chỉ riêng giá vật liệu xây dựng, nguồn cung khan hiếm cũng là một yếu tố khiến giá nhà vẫn tăng, bất chấp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Áp lực tăng giá sẽ rất lớn bởi các lý do chính đã bắt đầu xuất hiện từ quý I/2021 do nhiều yếu tố chi phối như lạm phát, chi phí vật liệu xây dựng tăng, chi phí đầu vào tăng.
Báo cáo quý III/2021 của Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh, thị trường bất động sản từ nay đến hết năm 2021 sẽ không có chuyển biến mang tính đột phá, vì các tỉnh phía Nam đang phải gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu Covid-19 được kiểm soát tốt, thì thanh khoản bất động sản sẽ tăng trở lại, kéo theo giá có thể tăng nhẹ do nguồn cung hạn chế, trong khi nhu cầu nhà ở vẫn cao.
Để thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến động của giá thép đến hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi các cơ quan liên quan và các địa phương đề nghị thường xuyên theo dõi, kịp thời cập nhập, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp. Các cơ quan liên quan đánh giá tác động của Covid-19 và biến động giá vật liệu xây dựng, chủ yếu là thép xây dựng, từ đó, đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực từ tăng giá thép, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu thi công xây dựng. Bộ Xây dựng đang tổng hợp thông tin báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng.
Theo các chuyên gia bất động sản, nguyên nhân khiến giá nhà đất tiếp tục tăng trong đại dịch COVID-19 là nguồn cung khan hiếm, nhu cầu đầu tư vào bất động sản lớn. Cụ thể, theo báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh quý 3/2021 của Savills Việt Nam, nguồn cung sơ cấp với chung cư chỉ đạt khoảng 3.000 căn, mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, giảm 70% so với năm trước. Tỷ lệ hấp thụ căn hộ trong quý 3 cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, với tổng lượng giao dịch toàn TP Hồ Chí Minh chỉ hơn 400 căn, giảm 94% so với năm 2020. Đáng nói, do nguồn cung căn hộ hạn chế đã đẩy giá bán căn hộ trên thị trường thứ cấp tăng vọt. Trong quý 3/2021, giá căn hộ thứ cấp tăng lên đến 10% tại 11 quận, huyện; trong đó, huyện Nhà Bè có mức tăng giá bán thứ cấp cao nhất, lên tới 12%.
Xi măng là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá than, bởi than chiếm 40 – 45% giá thành sản xuất xi măng. Chính vì vậy, do giá than tăng, từ ngày 21/10, Xi măng Công Thanh thông báo tăng thêm 70.000 đồng/tấn (đã bao gồm VAT) đối với tất cả các sản phẩm. Các doanh nghiệp như Xi măng Bỉm Sơn, Vicem Hà Tiên, Xi măng Luks Ninh Thuận Việt Nam cũng điều chỉnh tăng giá các loại xi măng.
Đối với thị trường thép, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh mức tăng giá bán khoảng 17.000 – 192.000 đồng/kg, tùy từng thương hiệu. Cụ thể, giá thép cuộn CB240 của Tập đoàn Hòa Phát tăng 460 đồng/kg, hiện ở mức 16.770 đồng/kg. Thép cây D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 16.820 đồng/kg. Công ty Thép Thái Nguyên cũng tăng giá thép CB240 thêm 860 đồng/kg, lên mức 17.200 đồng/kg… Đây không phải là đợt tăng giá thép đầu tiên. Đầu năm 2021, giá thép tăng chóng mặt so với năm 2020, khiến các bộ, ngành vào cuộc kiểm tra và tìm biện pháp bình ổn giá. Sau đó, giá thép và các vật liệu khác có xu hướng giảm. Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, chỉ số giá xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 3,82% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tác động chính là do sự tăng giá của các vật liệu xây dựng đầu vào như giá thép xây dựng tăng 30 – 40%, giá nhựa đường tăng 9 – 10%, giá xi măng tăng 3 – 5%…
Dù kinh tế khó khăn do dịch COVID-19 nhưng nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao. Bởi càng trong dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng để ở trong an toàn. Chính vì vậy, từ đầu năm 2021, dòng tiền đổ vào bất động sản tăng nhanh khiến nhiều nơi còn xảy ra tình trạng “sốt” đất. Với diễn biến của thị trường chứng khoán và bất động sản thời gian qua, câu nói tiền trong dân còn rất nhiều là chính xác. Chứng khoán vẫn tăng lên nhiều ở nhiều nhóm và đi vào các doanh nghiệp làm ăn tốt. Về nguyên lý, tiền phải có chỗ đi, dịch chuyển đâu đó, nó vào chứng khoán không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)