Sau gần 2 năm kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, các chỉ số tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam đều sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Đến hôm nay, lệnh giản cách được mở ra phần nào nhưng liệu phân khúc bđs nghỉ dưỡng có ấm lên được?
Các khảo sát mới đây cho biết, hoạt động tìm kiếm thông tin và đặt chuyến du lịch đang gia tăng nhanh chóng tại những nước đã tiêm chủng vắc-xin diện rộng. Theo Expedia – công ty mua sắm du lịch trực tuyến ở Mỹ, có tới 72% trong số 8.000 công dân ở 8 quốc gia cho biết có kế hoạch đi du lịch trong 12 tháng tới. Tại Việt Nam, theo khảo sát của BizLIVE với hơn 12.000 du khách nội địa, có đến 78,4% cho biết đã sẵn sàng khởi hành nếu chính quyền cho phép người có “hộ chiếu vắc-xin” được đi du lịch.
Các nhà phát triển bất động sản lớn như Vingroup, Sun Group, Tân Á Đại Thành – Meyland, FLC, TNR Holding, Eurowindow Holding, Danh Khôi, Novaland… liên tục giới thiệu ra thị trường dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn và điểm đáng chú ý là các dự án đều có sự khác biệt trong xu hướng thiết kế.
Về vấn đề này, các chuyên gia nhận định, sự thay đổi bối cảnh kinh tế – xã hội và các yếu tố nhân khẩu học đang thúc đẩy sự hình thành các xu hướng mới, du khách có khuynh hướng “tìm kiếm trải nghiệm” hơn so với giai đoạn trước. Khách sạn giờ đây không chỉ đơn giản là nơi lưu trú, mà du khách sẽ mong muốn có nhiều trải nghiệm mới mẻ hơn, đồng thời có cơ hội tìm hiểu, khám phá văn hóa bản địa, mở mang tri thức mới, cảm nhận những nét riêng tại điểm đến du lịch.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, sau năm 2020, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng “ảm đạm” cả năm mới tiêu thụ chỉ được khoảng 120 sản phẩm. Trong những tháng đầu năm 2021, sức cầu chung của thị trường tiếp tục thấp. Trừ một số dự án bản chất là nhà ở nhưng được hoạt động theo hình thức du lịch – nghỉ dưỡng có tỉ lệ hấp thụ khoảng 30-40%, các dự án còn lại, có giao dịch nhưng không đáng kể.
Ngoài tác động của dịch bệnh còn có những vướng mắc về pháp lý chưa thực sự được tháo gỡ khiến thị trường bất động sản du lịch thiếu sức hút đầu tư. Trong cả năm 2020 và 2 quý của năm 2021, vì dịch bệnh mà cả nước gần như “trắng” khách quốc tế. Khách nội địa là nguồn thu để duy trì hoạt động của các khách sạn cầm cự với dịch bệnh cũng không có công suất phòng giảm mức dưới 30%, có những thời điểm không có khách.
Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng không còn sức hấp dẫn như trước, giao dịch tiếp tục ở mức thấp. Điều này do 2 nguyên nhân là nguồn cung hạn chế và tâm lý “cố thủ, chờ đợi” của các nhà đầu tư xem diễn biến của tình hình dịch bệnh.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ còn khó khăn khi dịch bệnh vẫn chưa thể kiểm soát, sẽ có những doanh nghiệp không còn tiếp tục duy trì được khi dịch bệnh kéo dài. Trong khi đó, tình trạng nhà đầu tư chuyển nhượng để cắt lỗ đang ngày càng lan rộng.
Việt Nam đang tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng (hay còn gọi là “hộ chiếu vaccine”) của 72 quốc gia, vùng lãnh thổ đã được các quốc gia và vùng lãnh thổ này giới thiệu chính thức tới Bộ Ngoại giao.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc chấp nhận đón khách du lịch có “hộ chiếu vaccine” được xem như bước chuyển quan trọng trong chiến lược “sống chung” với COVID-19 và nhanh chóng giúp ngành du lịch, nghỉ dưỡng hồi sinh. Ngoài ra, “hộ chiếu vaccine” áp dụng thành công với ngành du lịch sẽ là động lực lan tỏa ra nhiều ngành kinh tế khác bởi hiện rất nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu đưa một lượng lớn chuyên gia vào làm việc tại Việt Nam.
Việt Nam có 3.200 km bờ biển, nhưng thực ra sản phẩm nghỉ dưỡng là giới hạn Nếu chúng ta không làm được con đường ven biển để khai thác hiệu quả 3.200 km bờ biển mà cắt khúc theo từng địa phương thì quỹ đất dành cho bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn hạn chế. Việt Nam có thể thực hiện xã hội hóa đầu tư, đấu thầu thực hiện con đường ven biển và những quỹ đất xung quanh. Và tôi tin rằng nhu cầu trong thời gian tới còn rất lớn.
Theo các chuyên gia, hiện nay mỗi chủ đầu tư có một chính sách riêng, để thúc đẩy khách hàng mua BĐS nghỉ dưỡng. Đây đều là bài toán tài chính, thay vì họ đi vay ngân hàng thì họ bán, thuê lại và trả lãi cho người mua 10-15%/năm.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)