Đại dịch diễn ra từ năm 2020 nhưng phải đến nay mới nhìn thấy ảnh hưởng, đặc biệt trong quý II, III/2021 khi ghi nhận những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Doanh nghiệp chỉ xin tháo gỡ cơ chế chính sách thì có thể bật dậy mạnh mẽ như chiếc lò xo bị nén chặt…
Thời gian qua, Chính phủ đã có quyết sách hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp một cách thiết thực như Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 406 quyết định miễn, giảm thuế…
Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Nếu làm được như năm 2013 qua cơ chế cấp bù lãi suất thì 1 đồng cấp bù lãi suất có thể huy động thêm hơn 30 đồng… Chính phủ cũng đã có những quyết sách như Nghị định 148, Nghị định 69 đẩy nhanh tiến độ xây dựng lại nhà chung cư cũ nhanh hơn nhưng chưa đi vào cuộc sống. Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 167 về dự án liên quan đất công bị “đứng hình” lâu nay, đưa ra cửa hẹp tháo gỡ những dự án khó thì UBND tỉnh, thành trình từng dự án lên đê xem xét giải quyết.
Khi xây dựng Luật Đầu tư 2020, có dự án có đất y tế, giáo dục trước đây không doanh nghiệp nào muốn đầu tư nhưng nay lại là loại đất kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp muốn đầu tư liên kết xây dựng trường quốc tế nhưng không giải quyết được thủ tục đầu tư do chưa có quy định rõ ràng. Luật Đầu tư có cơ chế chủ đầu tư được quyền đề xuất đất y tế, giáo dục là giữ lại hay bàn giao nhà nước. Nhưng TP.HCM lại làm văn bản hỏi ý kiến các vấn đề thủ tục đầu tư, trong đó có đất y tế, giáo dục vốn đã được quy định rồi.
Với gói 30.000 tỷ Bộ Xây dựng đề xuất, hy vọng có nhiều nhà ở xã hội, nhiều khu lưu trú cho công nhân, lâu dài giải quyết bài toán an sinh xã hội cho người có thu nhập thấp và người thu nhập trung bình. Trong khi đó, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho biết, đang kiến nghị với TP.HCM trong chương trình trung hạn phục hồi kinh tế, xem phục hồi thị trường bất động sản là bước đột phá để dẫn dắt, kích thích sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và TP.HCM nói riêng. Đối với TP.HCM, bất động sản là một trong 9 nhóm ngành dịch vụ chủ lực để phát triển. Việc hỗ trợ doanh nghiệp, cần nhóm chính sách: Tạo môi trường đầu tư kinh doanh, tháo tất cả nút thắt, thắt chỗ nào phải gỡ để doanh nghiệp bung lên.
Thống kê của CBRE tại TP.HCM cho thấy, chỉ có 2 dự án được mở bán dưới hình thức trực tuyến. Hạn chế giao dịch khi tâm lý thận trọng của cả các nhà đầu tư và khách hàng, khiến cho nguồn cung – tổng số lượng căn hộ chỉ 1.600 căn thuộc 2 dự án, chủ yếu phân khúc cao cấp. Nguồn cung trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 7.500 căn, giảm hơn 30% so với cùng kỳ và là cột mốc thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Riêng thị trường Hà Nội, nhờ vào hạ tầng, giúp phát triển nguồn cung ở những khu đô thị lớn, góp phần nguồn cung tăng nhẹ so với năm 2020. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, Hà Nội đón nhận khoảng gần 12.000 căn hộ. Khoảng 90% căn hộ được mở bán đều năm ở khu vực phía Tây và Đông thành phố.
Về nhu cầu, ở TP.HCM do nguồn cung giảm nên tỷ lệ chào bán cũng giảm. Quý III/2021 có khoảng 1.500 căn hộ được chào bán thành công. Dù ảnh hưởng dịch bệnh, đối với tình hình TP.HCM, tình hình chào bán vẫn khá cao cho thấy nhu cầu vẫn tốt. Riêng thị trường Hà Nội, doanh số khoảng 3.000 căn, và tỷ lệ chào bán thành công vẫn thấp hơn TP.HCM.
Đáng lưu ý là những khu vực vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương phát triển nổi bật, như Bình Dương có nhiều dự án căn hộ, Long An đã chào bán dự án căn bộ bình dân và tỷ lệ thành công tốt cho thấy nhu cầu căn hộ bình dân rất tốt.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)