Đa phần người dân đã trải qua đợt dịch lần thứ 4, tâm lý lo ngại về tài chính cũng như lãi suất ngân hàng đang giảm làm cho người dân gần như mất thiện cảm vào kênh tiết kiệm, thay vào đó chứng khoán và bất động sản dường như là kênh đầu tư tăng trưởng trong đại dịch nên dòng tiền đang được dồn về hai kênh này…
Theo trung tâm lưu ký chứng khoán, số tài khoản mở mới đầu tư trong những tháng nay tăng đột biến trong nhiều năm qua. Qua đó chứng tỏ dòng tiền không ngồi yên trong đại dịch. Trong tháng 9, nhà đầu tư trong nước mở mới 114.810 tài khoản chứng khoán, giảm gần 6.000 tài khoản so với tháng trước đó. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân mở mới 114.713 tài khoản và 97 tài khoản đến từ nhà đầu tư tổ chức. Như vậy, cá nhân trong nước đã có 7 tháng liên tiếp duy trì mức mở mới trên 100.000 tài khoản/tháng.
Ắt hẳn xung quanh bạn gần đây bỗng nhiên râm ran nhiều câu chuyện về đề tài chứng khoán như: mua con gì? bán con gì? Đầu tư dài hạn hay lướt sóng? Cổ phiếu họ anh Quyết.v.v… Đây là 1 trong những hệ quả của lãi suất tiết kiệm quá thấp, cộng với tình hình dịch bệnh phức covid phức tạp, dòng tiền nhàn rỗi của các cá nhân, thậm chí doanh nghiệp chảy về các kênh đầu tư tài chính, và chứng khoán là 1 trong số đó.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới 957.215 tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng số tài khoản mở mới trong 3 năm 2018; 2019 và 2020 cộng lại (837.345 tài khoản). Với số lượng của tháng 9 như trên, tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tới cuối tháng 9 đạt hơn hơn 3,69 triệu đơn vị, tương dương 3,8% dân số cả nước.
Tháng 9, thanh khoản thị trường có phần sụt giảm. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 26.521 tỷ đồng/phiên, giảm 7,9% so với tháng 8, trong đó giá trị khớp lệnh bình quân giảm 9,5% xuống mức 24.352 tỷ đồng. Nếu chia theo nhà đầu tư, cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 9.599 tỷ đồng, giảm 22,4% so với tháng 8. Trong khi đó, tổ chức trong nước có tháng bán ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị gần 600 tỷ đồng, giảm 89% so với tháng 8. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với hơn 9.000 tỷ đồng (tổ chức nước ngoài bán ròng 8.696 tỷ đồng cá nhân nước ngoài bán ròng 305 tỷ đồng).
Những con số trên cho thấy dòng tiền đang chảy dần từ tiết kiệm sang đầu tư tài chính chứng khoán. Những cơn “sốt” chứng khoán của nhà đầu tư F0 gây ra cũng không hề nhỏ trong những tháng vừa qua làm cho các “cá mập” không thể định hướng dòng tiền của mình vì lượng “cá con” khá lớn làm bẻ lái các nhịp điều chỉnh tăng giảm thị trường.
Bất động Sản cũng bắt đầu hút dòng tiền từ tiết kiệm
Con người có nhiều cách khác nhau để đầu tư số tiền nhàn rỗi của mình. Trong đó phổ biến có thể kể đến đó là đầu tư vàng, đầu tư bất động sản hoặc là gửi tiết kiệm dài hạn. Mỗi cách đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng nhìn chung chúng đều góp phần khiến cho bạn có thể sinh lời được từ số tiền sẵn có của mình.
Theo các chuyên gia, nếu nhà đầu tư có vốn mỏng, đón sóng một thị trường nào đó thì chỉ nên vào lướt sóng, rồi canh thị trường để chốt lời, rút ra sớm. Vốn mỏng mà đầu tư dài hạn (vay thêm ngân hàng) thì đất nền không phải là sân chơi phù hợp, mà căn hộ hình thành trong tương lai, đóng theo giai đoạn sẽ thích hợp hơn. Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyên các nhà đầu tư cá nhân có vốn mỏng không nên chạy theo cơn sốt, không mua vào lúc giá lên đỉnh, rất dễ gặp rủi ro sau đó.
Được xem là hình thức đầu tư lớn và ổn định, có tiềm năng sinh lời cao. Bản chất của đầu tư bất động sản đó chính là mua đi bán lại các bất động sản như là nhà cửa, đất đai,… Mua BĐS, câu hỏi lớn nhất là nên mua BĐS gì để đạt được tỷ lệ sinh lợi nhuận cao nhất?. Câu trả lời là bạn nên đầu tư vào loại hình BĐS tạo ra giá trị gia tăng. Bạn có thể tham khảo nhà trong khu dân cư hiện hữu, căn hộ chung cư có vị trí tốt đã hoặc sắp hoàn thiện, đất xây phòng trọ. Các tài sản này thuận tiện giao dịch, có thể cho thuê ngay và có thể kỳ vọng tăng giá. Doanh thu cho thuê hàng tháng sẽ dao động từ 0,4-0,6% giá trị BĐS, trung bình khoảng 0,5% giá trị tài sản. BĐS bạn mua 2 tỷ đồng, tiền thuê trung bình mỗi tháng thu được 5 – 7 triệu đồng. Vị chi 1 năm tổng tiền thuê thu được khoảng hơn 60 triệu tương đương với số tiền lãi ngân hàng. Nếu bạn lựa chọn được BĐS vị trí tốt, giao thông thuận lợi, tiện ích hoàn chỉnh, mãi lực cho thuê tốt… thì giá thuê cao hơn tiền gửi ngân hàng rất nhiều.
Bên cạnh đó tới lúc bán BĐS, bạn có thể kỳ vọng giá trị tài sản này gia tăng theo thời gian, cao hơn gửi tiết kiệm, nhất là trong điều kiện thị trường BĐS có nhiều tín hiệu tốt như hiện tại.
Một số chuyên gia tài chính, bất động sản (BĐS) cho rằng, đại dịch Covid-19 sẽ làm đảo nghịch xu hướng đô thị hóa. Sau dịch, nhiều người dân sẽ ngại ở những nơi đông người và muốn giãn dân. Vấn đề này đang được Chính phủ quan tâm, khuyến khích nên BĐS vùng ven TP.HCM sẽ thu hút nhà đầu tư lẫn người mua.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)