Dù mới ra đời gần đây, nhưng số lượng công ty fintech đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫm “mòn mỏi” chờ khung pháp lý. Fintech không phải là kẻ phá bĩnh, là mối đe doạ với ngân hàng. Fintech cần được coi là “cánh tay nối dài” với các ngân hàng…
Ngân hàng Nhà nước 3 năm liên tục thúc đẩy cơ chế cho fintech nhưng hiện mới dừng ở tờ trình. Những cơ chế quan trọng cho mô hình kinh doanh mới, vấn đề mới dù có đầy đủ định hướng, nhưng lại không thể ra đời. Vướng nhất ở tư duy chính sách.
Ba kiến nghị lớn về chính sách tôi đề xuất, là tư duy hoạch định chính sách vượt trội; 01 Nghị định sanbox bao trùm cho tài chính số; 03 Nghị định chi tiết cho sanbox 3 khu vực gồm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm
Hiện có 39 công ty fintech hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán, trong đó, 5 ví điện tử lớn nhất là MoMo, Payoo, Moca, Zalo Pay và Vietel Pay. Với hơn 4 triệu người tiêu dùng, toàn hệ thống xử lý lên tới 214,6 triệu món giao dịch với số tiền trên 91.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P lending) có hơn 40 công ty fintech hoạt động cung cấp sản phẩm cho vay nhanh. Tima là điển hình với 8 gói cho vay với những con số ấn tượng. Cụ thể, đơn vay mới trong ngày của Tima lên đến 4.583; đơn vay mới trong tháng trên 800.000; tổng đơn vay trên hệ thống trên 14,5 triệu đơn…
Sớm ban hành văn bản pháp lý cho phép cơ chế thử nghiệm cho ngân hàng và hệ sinh thái fintech. Với ngân hàng thương mại, nên có sự hợp tác nghiên cứu, liên kết đối tác kinh doanh giữa ngân hàng và fintech, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp fintech. Từ đó, phát triển các dịch vụ ngân hàng số, xây dựng hệ sinh thái của ngân hàng hướng tới phục vụ khách hàng trải nghiệm đa dạng hoá dịch vụ và cá thể hoá.
Dưới “sức ép“ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng với tiềm lực mạnh về tài chính và hạ tầng công nghệ đang đi đầu trong chuyển đổi số. Dù mới ra đời gần đây, nhưng số lượng công ty fintech đang phát triển mạnh mẽ. Số lượng startup trong lĩnh vực này tại Việt Nam đã tăng hơn 207% trong giai đoạn 2016-2020, từ 40 công ty năm 2016 lên 123 công ty vào năm 2020. Trong đó, dịch vụ thanh toán vẫn là phân khúc thống trị, chiếm 31% số lượng các công ty fintech. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, có đến 72% công ty fintech đã liên kết với ngân hàng tại Việt Nam; trong đó, 14% phát triển dịch vụ mới và chỉ có 14% sẵn sàng cạnh tranh với ngân hàng.
Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ trong quá xây dựng Nghị định, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản pháp luật có liên quan, trình Chính phủ trong quý IV năm 2021.
Lĩnh vực fintech dù mới ra đời gần đây, lại đi sau các nước, nên doanh thu của lĩnh vực fintech tại Việt Nam còn khiêm tốn, đạt khoảng 9 tỷ USD vào năm 2020. Số lượng doanh nghiệp fintech cũng còn ít so với các nước trong khu vực. Năm 2020, Việt Nam có khoảng 200 công ty so với 600 công ty của Singapore, 350 công ty của Thái Lan…Nguồn nhân lực fintech vẫn thiếu và chất lượng thấp do chưa có các cơ sở đào tạo chuyên sâu. Ngoài ra, hành lang pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu môi trường thử nghiệm, thời gian cập nhật công nghệ mới còn chậm.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)