Cổ phiếu TGG của Louis Capital trở thành tâm điểm của thị trường trong những tháng gần đây. Từ một cổ phiếu có thị giá thuộc dòng “trà đá, cọng hành” dưới 1.000 đồng/cp Sau chuỗi ngày tăng phi mã, cổ phiếu TGG của Louis Capital đảo chiều lao dốc trong những phiên giao dịch gần đây. NĐT cá nhân trong nước là nhóm thiệt hại nặng nhất khi cổ phiếu TGG chưa thể dừng đà lao dốc…
Giống như giá cổ phiếu, số thành viên một nhóm trên mạng xã hội Facebook tập hợp những nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu “họ Louis” và những người quan tâm cũng tăng nhanh chóng, hiện đạt gần 12.000 người.
TGG tăng trần liên tiếp khiến nhiều NĐT không khỏi hưng phấn với những dòng trạng thái tung hô trên mạng xã hội. Một số nhân viên tư vấn đầu tư của các công ty chứng khoán còn “mơ” đến mức thị giá cao nhất thị trường của TGG. Tiệc vui nào rồi cũng đến lúc tàn canh, sau khi tạo đỉnh tại mức giá 77.400 đồng/cp phiên 22/9, cổ phiếu TGG đảo chiều giảm sâu. Mã này đã có 3 phiên giảm sàn liên tiếp gần đây, đóng cửa phiên 27/9, giá TGG ở 60.300 đồng/cp, giảm 22% so với mức đỉnh.
Điều đáng nói, không chỉ giảm sâu, TGG còn mất thanh khoản trong những phiên gần đây. Đơn cử phiên 27/9, cổ phiếu này giảm sàn ngay từ đầu phiên và dư bán giá sàn hơn 1,7 triệu đơn vị. Tổng khối lượng giao dịch hôm nay chỉ đạt 9.800 đơn vị. Tình trạng trên đồng nghĩa rằng nhà đầu tư không thể cắt lỗ cổ phiếu TGG hay chốt lời dù có lãi đậm khi mua trước đó. Một câu hỏi được quan tâm đó là ai chịu thiệt hại nặng nề nhất khi TGG mất thanh khoản?
Tổng hợp từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng lớn về giao dịch hàng ngày. Dữ liệu giao dịch từ đầu tháng đến phiên 24/9, NĐT cá nhân trong nước chiếm 99% giá trị giao dịch của TGG. Theo thống kê, trong trạng thái hưng phấn khi TGG liên tục tăng trần, giá trị mua và bán của NĐT cá nhân cũng đẩy mạnh. Ở tháng đầu năm giá trị mua và bán TGG của nhóm này lần lượt là 65,4 và 65 tỷ đồng. Giá trị này chỉ còn 21,3 và 21,2 tỷ đồng trong tháng 2.
Nhưng khi cổ phiếu TGG tăng mạnh kể từ tháng 7, giá trị giao dịch của NĐT cá nhân cũng liên tục tăng. Giá trị mua và bán cổ phiếu TGG trong tháng 7 là 172,4 tỷ đồng và 173,4 tỷ đồng. Con số này gấp 3 lần, lần lượt đạt 470 tỷ đồng và 471 tỷ đồng trong tháng 9 (tính đến phiên 24/9). Thống kê trên để thấy rằng NĐT cá nhân trong nước là nhóm thiệt hại nặng nhất khi cổ phiếu TGG chưa thể dừng đà lao dốc. Nhận định trên có phần phù hợp với cấu trúc cổ đông với phần đa là NĐT cá nhân của Louis Capital.
Cổ phiếu TGG của Louis Capital trở thành tâm điểm của thị trường trong những tháng gần đây. Từ một cổ phiếu có thị giá thuộc dòng “trà đá, cọng hành” dưới 1.000 đồng/cp, TGG tăng phi mã sau khi được đổi tên từ CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang sang tên gọi mới – Louis Capital.
Thông tin lan truyền, “game” mua bán sáp nhập (M&A) là yếu tố khiến nhà đầu tư kỳ vọng vào việc Louis Capital sẽ lột xác. Trong nửa đầu năm nay, Louis Capital báo lãi ròng 42,31 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 7,84 tỷ đồng. Lợi nhuận trong nửa đầu năm nay chủ yếu từ việc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi 43,16 tỷ đồng. Sau khi công bố kết quả kinh doanh tích cực, Louis Capital đã điều chỉnh kế hoạch doanh thu năm 2021 lên mức 350 tỷ đồng, lãi ròng kỳ vọng đạt 50 tỷ đồng, lần lượt gấp 5 lần và 25 lần so với kế hoạch đã được thông qua trước đó. Bên cạnh đó, đại hội đồng cổ đông bất thường của Louis Capital đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ, với khối lượng 30 triệu cp với giá phát hành 15.000 đồng/cp.
Động thái tiếp theo được giới đầu tư quan tâm đó là Louis Capital liên tục thực hiện mua vốn tại các doanh nghiệp như Chứng khoán APG (5,06%), DAP – Vinachem (5,03%), SAMETEL (22,84%) và Cáp Nhựa Vĩnh Khánh (10,37%). Trước đó, tổ chức này nắm giữ 4,6% của Angimex (Mã: AGM). Câu chuyện thâu tóm loạt doanh nghiệp dựng lên và cổ phiếu TGG liên tục tăng trần. Trong nhiều phiên giao dịch của tháng 9, cổ phiếu TGG và mã chứng khoán doanh nghiệp liên quan đồng loạt tăng kịch trần chỉ sau ít thời gian giao dịch đầu phiên. Hiện tượng tăng giá của “họ Louis” khiến giới đầu tư đứng ngồi không yên.
Cứ doanh nghiệp “họ Louis” mua cổ phần là tăng trần nhiều phiên
Kể từ tháng 8, cổ phiếu “họ Louis” trở thành mối quan tâm lớn của thị trường với đà tăng phi mã. Hiện tượng các cổ phiếu có liên quan đồng loạt tăng kịch trần chỉ trong ít giờ đầu phiên giao dịch khiến nhà đầu tư không khỏi tò mò về “game” nhóm doanh nghiệp này. Bắt đầu chuỗi tăng giá của nhóm đó là hai cổ phiếu TGG của CTCP Louis Capital và BII của CTCP Louis Land. Đây là hai doanh nghiệp niêm yết trước đó và có đặc điểm chung là giá cổ phiếu lao dốc mạnh về vùng đáy 1.000 – 2.000 đồng/cp trong những năm gần đây. Tiền thân của Louis Capital là CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang. Còn tên gọi cũ của Louis Land là CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư.
Từ chỗ là nhóm cổ phiếu giá “trà đá, cọng hành”, BII và TGG tăng giá hàng chục lần đẩy vốn hóa lên hàng nghìn tỷ đồng. Thoạt đầu, không ai hiểu vì sao các cổ phiếu này tăng giá mạnh đến vậy, bất chấp kết quả kinh doanh, cấu trúc tài chính. Song, công thức cổ phiếu tăng mạnh sau khi doanh nghiệp “họ Louis” thực hiện M&A, mua cổ phần và trở thành cổ đông lớn được nhân rộng. Mỗi khi thị trường đón nhận thông tin Louis Capital hay Louis Land ngỏ ý mua cổ phần, ngay lập tức cổ phiếu của doanh nghiệp mục tiêu tăng lại tăng nóng.
Hiện tượng nhiều cổ phiếu đồng loạt tăng trần trong nhiều phiên liên tiếp đẩy cụm từ “Louis” nóng hơn bao giờ hết. Nó xuất hiện ở hầu hết các nhóm, diễn đàn, mạng xã hội. Cao điểm, cứ mỗi khi cổ phiếu nào trên thị trường có dấu hiệu tăng trần nhiều phiên, nhà đầu tư lao đi tìm kiếm mối quan hệ, đồn thổi về việc nhóm Louis sẽ mua cổ phần.
Sau nhịp tăng phía phi mã, nhóm penny bước vào nhịp điều chỉnh sâu và nhiều nhà đầu tư cho rằng cổ phiêu đầu cơ đã hết “sóng”. Ghi nhận những phiên giao dịch gần đây, hàng loạt cổ phiếu đầu cơ với mức tăng hàng chục lần đã quay đầu giảm sàn la liệt, đơn cử như “họ Louis” (TGG, SMT, BII, APG, VKC) hay nhiều mã penny khác như JVC, FTM, SJF. Tình trạng trên khiến nhà đầu tư không khỏi hoang mang, đua nhau đặt lệnh bán tháo để thoát hàng, điều này khiến cổ phiếu càng thêm rớt thảm. Khối lượng bán giá sàn ngày một lớn trong khi cầu mua không có khiến tình trạng mất thanh khoản nặng nề hơn.
Trong tình huống này, nhà đầu tư có thể tận dụng một số mô hình kỹ thuật sau để có thể “thoát hàng”, tránh gây thiệt hại nặng nề. Nếu may mắn, cổ phiếu có thể tăng trở lại tạo thành mô hình hai đỉnh. Với kịch bản xấu hơn, cơ hội để nhà đầu tư có thể cắt lỗ. Vậy hai mô hình này có thể áp dụng như thế nào?
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)