Trong đại dịch nên cân nhắc kỹ, không nên đăng ký khoản vay quá khả năng chi trả của bản thân; Có kế hoạch rõ ràng trong việc cân đối chi tiêu để thanh toán các khoản vay theo kỳ hạn, nghiêm túc sử dụng số tiền đúng mục đích, trả đúng hạn theo quy định tại hợp đồng giữa các bên, nhằm tránh việc trả nợ quá hạn và các khoản lãi phát sinh hoặc mất khả năng thanh toán nợ.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, quý 2/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm , phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong quý 2/2021 là 49,9 triệu người, giảm 65.000 người so với quý trước. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2 năm 2021 là gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động quý 2/ 2021 đạt 6,1 triệu đồng, giảm 226 nghìn đồng so với quý trước và tăng 547 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các con số về việc làm trong quý 3 thậm chí sẽ còn tệ hơn. Có thể thấy, thu nhập của nhiều người đã bị giảm rất mạnh, thậm chí nhiều người mất hoàn toàn thu nhập vì mất việc. Điều này nằm ngoài dự tính của nhiều người, đặc biệt là những người trẻ đã quen với việc vay tiêu dùng, chi tiêu trước trả tiền sau qua thẻ tín dụng. Trên thực tế, dư nợ tín dụng tiêu dũng cũng đã tăng mạnh trong những năm trước đó, đến cuối năm 2020 đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm 20% dư nợ cho vay nền kinh tế.
Trong khi khách hàng là doanh nghiệp có hiệp hội đại diện lên tiếng đề xuất hỗ trợ thì các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ vay tiêu dùng gần như chưa tập hợp được tiếng nói chung. Các khoản vay tiêu dùng tuy giá trị nhỏ nhưng có lãi suất rất cao, bộ phận lớn người vay tiêu dùng lại là nhóm khách hàng thu nhập thấp. Đặt trong bối cảnh thu nhập đã thấp lại còn bị giảm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, việc trả lãi như trước dịch là rất khó khăn với họ.
Đại dịch Covid-19 với những diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế chung của đất nước, kéo theo đó là những tác động tiêu cực đến tình hình lao động việc làm. Theo Báo cáo tác động của Dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm Quý I năm 2021 của Tổng cục Thống kê, hiện nay, cả nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19.
Đứng trước những khó khăn kéo dài chưa có điểm dừng đối với tình hình kinh tế nói chung và tình trạng việc làm nói riêng do đại dịch Covid-19 gây ra, hình thức cho vay tiêu dùng ở Việt Nam có dấu hiệu sẽ trở thành xu hướng mới và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của người dân trong và sau đại dịch. Để bảo vệ tối đa quyền lợi cho người tiêu dùng (NTD) cũng như lường trước những hậu quả không đáng có, Cục CT&BVNTD đưa ra một số lưu ý cho NTD liên quan đến hình thức cho vay tiêu dùng này.
Theo đó, về hình thức và nội dung tối thiểu của Hợp đồng cho vay tiêu dùng , được quy định cụ thể tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN ngày 04 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2016/TT-NHNN). Về hình thức, theo Khoản 1, Điều 10, hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản. Đây là lưu ý đầu tiên trước khi NTD có ý định tham gia loại hình giao dịch mới này. Hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và TCTD là hợp đồng dân sự giữa các bên. Khi pháp luật chuyên ngành đã quy định cụ thể rằng “phải được lập thành văn bản” thì mọi hình thức giao kết khác (bằng lời nói, hành vi cụ thể…) sẽ dẫn đến việc hợp đồng đó vô hiệu về hình thức theo quy định của pháp luật dân sự. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định rõ ràng về việc hợp đồng cho vay tiêu dùng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 10 được lập dưới hình thức hợp đồng cho vay cụ thể (đối với cho vay từng lần) hoặc hợp đồng hạn mức và hợp đồng cho vay cụ thể (đối với cho vay theo hạn mức) (Khoản 3 Điều 10).
Trên thực tế, nhu cầu vay tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do nhiều người gặp khó khăn về tài chính bởi ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo thống kê, 8 tháng đầu năm 2021, gần 85.000 doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động, cao hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái và kéo theo đó 12,8 triệu người bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập. Thu nhập giảm sút khiến nhiều người dân phải tìm đến các khoản vay tiêu dùng để giải quyết các khó khăn trước mắt.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)