Cổ phiếu BII của Công ty Cổ phần Louis Land (tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư) chào sàn HNX từ tháng 9/2014 với thị giá trên 10.000 đồng/cổ phiếu. Tại báo cáo tài chính bán niên soát xét, lợi nhuận sau thuế của BII giảm 27% so với trước soát xét, xuống còn 35 tỷ đồng.
Trong báo cáo, kiểm toán đã nhấn mạnh các khoản mục Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của BII. Dù doanh nghiệp đã có kế hoạch tiếp tục triển khai các dự án, song kiểm toán vẫn lưu ý về tiến độ thực hiện các dự án trên thực tế. Kiểm toán cũng lưu ý vấn đề BII sử dụng toàn bộ vốn góp tại các công ty con (Đô thị An sinh Định Thành, Louis IC Tân Bình, Louis IC Trị An) để tạm ứng tiền đền bù giải phóng mặt bằng nhằm thực hiện dự án tại các công ty này.
Đồng thời, BII đã sử dụng toàn bộ vốn góp tại Louis Bricks để ứng trước cho Công ty Louis Decor & Contruction nhằm thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung. Những điều này đã khiến kiểm toán lo ngại về nguồn vốn kinh doanh còn lại trong việc duy trì và hoạt động kinh doanh bình thường của BII. Mặt khác, kiểm toán cũng lưu ý việc BII đã thoái toàn bộ vốn tại Công ty TNHH Golden Resource và ghi nhận lỗ từ việc thanh lý công ty con này trong kỳ kế toán 6 tháng đầu năm 2021, xuất phát từ việc doanh nghiệp đã thay đổi kế hoạch đầu tư dài hạn so với định hướng ban đầu.
Trên thị trường, cho dù kết quả kinh doanh không hề khả quan, song mã cổ phiếu “trà đá” này bắt đầu nổi lên từ giữa tháng 12/2020, với hàng loạt phiên tăng trần liên tiếp cùng thanh khoản đột biến, qua đó kéo thị giá tăng từ mức hơn 1.000 đồng/cổ phiếu lên 3.600 đồng/cổ phiếu vào phiên cuối năm.
Trong quý I, cơ cấu cổ đông của BII biến động mạnh với sự rút lui của 2 cổ đông lớn là Đỗ Cần, Vũ Ngọc Long. Ở chiều ngược lại, ông Đỗ Thành Nhân và các đơn vị liên quan liên tục thu gom cổ phần. Đồng thời, BII cũng tiến hành đổi tên, nhận diện thương hiệu và chuyển trụ sở chính từ tỉnh Bình Thuận về TP. HCM.
Cổ phiếu BII chính thức “về mệnh” từ phiên 9/4/2021 sau một thời gian dài tăng mạnh, giảm sâu cùng thanh khoản khá trồi sụt. Tiếp đó, sau giai đoạn điều chỉnh và hồi phục, từ trung tuần tháng 8, BII ghi nhận nhiều phiên tăng kịch biên độ, đưa thị giá lên 24.200 đồng/cổ phiếu (đóng cửa phiên 10/9), cao hơn gần 7 lần so với hồi đầu năm. Đặc biệt mức giá này cao hơn hàng chục lần thời điểm giữa tháng 9/2020 (1.300 đồng/cổ phiếu).
Vốn hóa của BII nhờ đó cũng tăng mạnh từ 225 tỷ đồng hồi đầu năm lên 1.395 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại. Nhận định về chuyển động của giá cổ phiếu, ban lãnh đạo BII cho rằng thời gian qua, thị giá lẹt đẹt là do doanh nghiệp chưa xác định được lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Sau khi về với hệ sinh thái “Louis”, HĐQT hiện nay định hướng lấy bất động sản làm trọng tâm để thực hiện chiến lược phát triển bền vững, cũng để phù hợp với chiến lược của “nhà Louis”.
Theo đó, BII dự kiến tập trung vào việc mở rộng bất động sản khu công nghiệp để tận dụng quỹ đất hiện có, hướng tới phát triển bất động sản thương mại, dịch vụ trong các giai đoạn tiếp theo. Thời gian tới, doanh nghiệp sẽ xúc tiến thu hút đầu tư và ký kết các hợp đồng thuê đất tại cụm công nghiệp Tân Bình, cụm công nghiệp Thắng Hải 1, Thắng Hải 2 và đồng thời đẩy nhanh xây dựng cụm công nghiệp Thắng Hải 3. Cùng với đó sẽ tiếp tục triển khai đầu tư các dự án bất động sản, thoái vốn khỏi các dự án không khả thi, chiếm dụng vốn cao. Doanh nghiệp đang có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để huy động 150 tỷ đồng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cuối tháng 12/2016, cổ phiếu BII chứng kiến cú lao dốc bất ngờ xuống còn trên dưới 1.000 đồng/đơn vị và đì đẹt như vậy trong nhiều năm kế tiếp. Đặc biệt, BII từng dính dáng đến vụ án thao túng giá cổ phiếu, liên quan đến Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Thuận (KSA). Cuối năm 2019, sau khi vụ án thao túng giá cổ phiếu mà chủ mưu là cựu Chủ tịch KSA Phạm Thị Hinh bị truy tố, cổ phiếu BII tiếp tục lao đao, liên tục giảm mạnh mặc dù lúc bấy giờ BII lên tiếng khẳng định đã không còn liên quan đến KSA. Dù vậy, tình hình kinh doanh BII những năm sau đó không mấy khả quan. Năm 2019, doanh nghiệp lỗ đến 97 tỷ đồng và bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục. Năm 2020, tiếp tục lỗ gần 90 tỷ đồng.
Mặc dù HĐQT đưa ra khá nhiều kỳ vọng, tuy nhiên kết quả kinh doanh của BII chưa ghi nhận sự khởi sắc tương xứng trong 2 quý đầu năm. Đáng chú ý, doanh nghiệp còn bị kiểm toán nhấn mạnh hàng loạt vấn đề tại báo cáo tài chính soát xét. Cụ thể, báo cáo tài chính bán niên sau kiểm toán của BII cho thấy, lợi nhuận sau thuế đạt gần 35 tỷ đồng, giảm 27% so với con số tự lập do tăng trích lập dự phòng phải thu khó đòi trị giá 6 tỷ đồng.
Năm 2021 được cho là một năm thăng hoa của thị trường chứng khoán, bất chấp dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến hoạt động sản xuất – kinh doanh bị đình trệ. Chỉ số VN-Index đã liên tiếp phá vỡ các cột mốc cũ, từ 1.120 điểm ghi nhận hồi đầu năm lên 1.343 điểm như hiện tại. Trước đó, chỉ số đại diện cho sàn HoSE từng chinh phục “đỉnh” lịch sử vào đầu tháng 7 với 1.422 điểm.
Hầu hết các mã cổ phiếu đều được hưởng lợi từ diễn biến tích cực này, đặc biệt là nhóm cổ phiếu Smallcap và Midcap. Đã có không ít cổ phiếu ghi nhận đà tăng phi mã, kéo thị giá lên nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Song, hiếm có những cổ phiếu nào lại tăng “dựng đứng”, thậm chí “nhảy vọt” hàng chục lần như nhóm cổ phiếu nhà “Louis” – hệ sinh thái dưới sự dẫn dắt của doanh nhân 8x Đỗ Thành Nhân.
Nhật Hạ