Truyền thông cực đoan quá mức đã ảnh hưởng tới tư duy quản lý địa phương, đơn cử như Quảng Bình, chỉ cần một vài ca nhiễm là đóng cửa toàn bộ. Do đó, nên có truyền thông đủ, đúng để các thành phần trong kinh tế có cái nhìn chính xác hơn từ đó có phương án chống dịch tốt hơn.
Cần tập trung vào thiết kế chuỗi cung ứng theo tính chất khu vực và có sợi dây kết nối xuyên suốt trong toàn quốc, hệ thống này bắt buộc phải tính toán một cách tổng thể, vì nền kinh tế không thể vận hành nếu chuỗi cung ứng hàng hóa, logistics bị đứt gãy. Như vậy, đối tượng nào, bao nhiêu phần trăm dân số tham gia vào chuỗi cung ứng đó cần được lên phương án để tiêm vaccine, đảm bảo chuỗi này được hoạt động thông suốt.
Thêm vào đó, cũng cần phải đưa số hóa vào, nhằm đơn giản nhất có thể để doanh nghiệp tiếp cận, giảm chi phí hành chính, có như vậy hàng hóa mới được lưu thông nhanh nhất, còn nếu lao động của doanh nghiệp dù có tiêm đủ vaccine mà chuỗi cung ứng bị đứt gãy thì cũng không hoạt động được.
PGS.TS. Nguyễn Viết Lượng, Chính ủy Học viện Quân Y, giải pháp căn cơ nhất vẫn là tự chủ được vaccine. Phải có vaccine càng sớm càng tốt, càng nhanh càng tốt để đảm bảo tiêm cho nhóm yếu thế, nhóm sản xuất doanh nghiệp, cho tất cả những người lao động nhất là ở những doanh nghiệp quan trọng, những người vận chuyển hàng hóa các tỉnh cũng nên được ưu tiên. “Đa dạng nguồn vaccine rất đúng nhưng trong bối cảnh Vaccine toàn cầu khan hiếm kéo dài thì chiến lược vaccine trong nước là căn cơ quan trọng. Chúng ta nói ưu tiên vaccine trong nước thì phải có hành động cụ thể chứ không thể chỉ nói không, ai hỏi cũng nói rất ưu tiên vaccine trong nước nhưng thực tế chưa có hành động quyết liệt.
Bộ Y tế phải xem lại chứ không thể nói là cứ chờ, mà phải càng sớm càng tốt nhưng là bao giờ, do đó phải có deadline, thời hạn cụ thể để các nhà khoa học, y tế làm ngày làm đêm để cùng nhau ra càng sớm càng tốt. Thứ hai, cá nhân hóa trong chống dịch, phương án 5K có lẽ cũng phải điều chỉnh dần, vì rõ ràng nếu ngay cả giãn cách lúc thì Chỉ thị 15, lúc thì Chỉ thị 16, doanh nghiệp, xã hội rất mệt mỏi”, ông Lượng nhấn mạnh.
Khó khăn với hợp đồng xuất khẩu của Việt Nam không chỉ dừng lại quý 4/2021 mà có lẽ hợp đồng theo thời vụ cả ở quý 1/2022. Nếu chúng ta có 150 triệu liều vaccine từ nay đến hết tháng 12/2021 thì hết quý 1/2022 mới hết khó khăn, còn nếu không có vaccine thì chi phí vẫn sẽ tốn kém rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ trong những tháng còn lại của năm 2021 là không để đứt gãy chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia, đặc biệt không để giảm, hạn chế tối đa giảm thị phần xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường truyền thống.
Chính phủ cũng đã có những biện pháp kịp thời về vĩ mô đảm bảo dòng tiền cho doanh nghiệp như trong tháng 3/2021 đã đồng ý ban hành Thông tư 03 sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Giữa bối cảnh dịch bệnh Chính phủ vẫn chỉ đạo các cơ quan liên quan để đàm phán, thống nhất được với Hoa Kỳ rằng Việt Nam không phải là quốc gia phá giá tiền tệ, gỡ bỏ căng thẳng áp thuế phá giá, tạo cơ hội doanh nghiệp duy trì xuất khẩu vào Mỹ. Số liệu xuất khẩu 8 tháng năm 2021 cho thấy quan hệ thương mại với Hoa Kỳ vẫn rất tốt. Cuối tháng 5 dịch lan vào Bắc Ninh, Bắc Giang, Chính phủ cũng nhận định đợt dịch lần này đã khác, đánh vào động lực sản xuất của nền kinh tế là các khu công nghiệp trung tâm sản xuất lớn song vẫn xử lý dịch ở Bắc Ninh, Bắc Giang tương đối tốt, tạo luồng xanh cho 210.000 tấn vải Bắc Giang xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, dịch lan tới TP.HCM. Chúng ta đưa kinh nghiệm từ Bắc Ninh, Bắc Giang áp dụng vào miền Nam. Trong miền Nam đưa ra phương án “một cung đường hai điểm đến” là sáng tạo nhưng khi áp dụng “ba tại chỗ” do quy mô của doanh nghiệp ở phía Nam lớn hơn phía Bắc nên doanh thu giảm, chi phí tăng gấp 3-4 lần. Doanh nghiệp chỉ duy trì được chuỗi cung ứng bán hàng thôi còn hiệu quả sản xuất kinh doanh lại thấp.
Không còn chống dịch theo hướng “Zero Covid”, trước kia đăng tên tuổi của người nhiễm bệnh thì nay đã tôn trọng quyền con người, chỉ đưa các địa điểm mà họ từng đến. Thay vì phong tỏa cực đoan hiện nay cũng chỉ phong tỏa các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và cách ly.