Thị trường bất động sản đang chững lại sau gần hai năm chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh trên, việc phân bổ dòng tiền vào phân khúc nào để đem lại hiệu quả đang là một vấn đề được không ít các nhà đầu tư quan tâm.
Trong thời gian tới, nhiều hành vi về tiêu dùng, đầu tư, đi lại,… của con người được dự báo sẽ có nhiều thay đổi so với trước đây. Xu hướng “bỏ phố về quê” chỉ là tình thế nhất thời. Về lâu dài, có rất nhiều yếu tố chi phối để nhiều người không lựa chọn sống theo xu hướng này như công việc, vấn đề học hành của con cái, các mối quan hệ xã hội,…
Từ nay đến cuối năm nếu, các nhà đầu tư nên lựa chọn phương án an toàn, lựa chọn những sản phẩm giữ giá tốt. Đặc biệt, không nên tham gia theo kiểu hợp đồng góp vốn, vay vốn,… bởi trong quá trình xảy ra khủng hoảng, dự án có thể không triển khai tiếp.
Nếu kịch bản xấu là tiếp tục mất thêm quý 3 để dập dịch, vaccine không đủ để triển khai cho dân thì thị trường BĐS cuối năng khả năng tăng trưởng không cao do các doanh nghiệp sẽ dần bị đuối sức. Việc duy trì bộ máy hoạt động đã là một gánh nặng cho doanh nghiệp. Các kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ bị phá vỡ và như vậy doanh thu sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Toàn thị trường chung sẽ khó tăng trưởng trên mức 20% so với 6 tháng đầu năm nếu không nhận được các sự trợ lực cần thiết và kịp thời.
Trong khi đó cũng có những người đang đi săn tìm tài sản của những nhà đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính. Những tài sản đó đa phần là những tài sản rất có giá trị, bình thường giá không rẻ và cũng không mấy ai bán ra. Bây giờ thị trường xuất hiện cơ hội thì nhiều nhà đầu tư sẽ nắm bắt cơ hội để mua. Theo các chuyên gia, nhà đầu tư cần tránh nơi BĐS đã xảy ra sốt nóng vì có thể bị chôn vốn trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên chọn BĐS theo nhu cầu thực có tính thanh khoản cao, phân chia khoản tiền đầu tư và chi tiêu riêng.
Đô thị là nơi hút việc làm nhưng lúc này đô thị lại là nơi có nguy hiểm, dịch bệnh và hoạt động sản xuất kinh doanh đang bị đình trệ, trong khi đó, một số vùng quê lại “lành lặn”. Do đó, dòng người ta lại đổ xô về quê để tạm ổn định cuộc sống. Song, đến khi các thành phố lớn trở lại trạng thái bình thường, họ sẽ quay trở lạ.
Trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp đến hết quý 4, gần như tất cả nhà đầu tư trên thị trường hiện nay đều chịu áp lực bán ra. Thị trường bất động sản sẽ bước vào giai đoạn “cực kỳ khó khăn”. Nền kinh tế dần “mệt mỏi” sau 2 năm chống chịu với dịch bệnh, và bất động sản do đó cũng “khó mà sống được”. Nguyên tắc khi đầu tư là “nhìn thấy rủi ro một, phải chuẩn bị 3”. Giới đầu tư nên đảm bảo dòng tiền mặt đang nắm giữ có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng, trả lãi vay… trong 9 – 12 tháng tiếp theo. Nếu không đủ, nhà đầu tư cá nhân nên mạnh dạn bán bớt bất động sản trong rổ hàng mình đang nắm giữ, để thu về tiền mặt. Đặc biệt, chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc vay vốn trong giai đoạn này. Dù được chào mời những mảnh đất rất tốt với giá rẻ, cũng không nên vay tiền đến 70% – 80% giá trị tài sản để mua.
BĐS vẫn là một trong những kênh đầu tư được quan tâm, dù chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi dịch COVIS-19. Nhiều nhà đầu tư vẫn đang theo dõi, nắm bắt thông tin để khi dịch được khống chế có thể đi “săn” hàng. Câu hỏi thường trực của nhà đầu tư quan tâm là cần lưu ý gì khi rót tiền vào BĐS hậu dịch?
Cương Nguyễn