Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 3 và thứ 4 rơi vào mùa cao điểm bay Tết Nguyên đán và du lịch hè 2021 đã khiến doanh thu vận tải của các hãng hàng không Việt giảm trên 90% so với cùng kỳ.
Hầu hết mạng bay – không chỉ quốc tế mà cả trong nước – đều bị đóng băng. Trong khi đó mỗi tháng các hãng vẫn phải chi trên 100 tỷ đồng để trả tiền thuê máy bay, trả vay ngân hàng, trả cho đối tác cung cấp dịch vụ đầu vào, duy tu bảo dưỡng 200 máy bay và trả lương cho nhân viên.
Dịch COVID-19 giáng đòn mạnh chưa từng thấy lên các hãng bay trên toàn cầu. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đánh giá COVID-19 là khủng hoảng hàng không nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, khiến lượng khách đi lại bằng đường này giảm đến 61%. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Các hãng hàng không trong nước như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways đều đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa biết khi nào kết thúc.
Sau khi các đường bay trong nước bắt đầu nhộn nhịp trở lại vào tháng 6 và 7, quí III từng được kì vọng là thời điểm ngành hàng không có thể phục hồi. Nhưng làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng hồi cuối tháng 7 tiếp tục đẩy các hãng bay chìm trong thua lỗ.
Nợ ngắn hạn và nợ đến hạn trả của Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways hiện đã vượt 40.000 tỷ đồng. Dòng tiền hoạt động của các hãng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong đó, riêng Vietnam Airlines tính đến 30/6 nợ quá hạn với các đối tác, nhà cung cấp lên đến 13.337 tỷ đồng, lỗ lũy kế trên 17.000 tỷ và âm vốn chủ sở hữu 2.750 tỷ.
Mặc dù trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm nay, Vietjet báo lãi nhưng đó là nhờ bán tài sản, bán cổ phiếu quỹ và kinh doanh tài chính. Nếu chỉ xét riêng mảng vận tải hàng không, Vietjet cũng lỗ lớn. Bamboo Airways cũng không khả quan hơn. Nếu chỉ xét theo tần suất chuyến bay, hoạt động của ngành hàng không Việt Nam những tháng vừa qua cũng đình trệ như giai đoạn giãn cách xã hội toàn quốc hồi tháng 3-4/2020. Tuy nhiên, tình cảnh hiện nay nguy ngập hơn 2020 rất nhiều vì các quỹ dự phòng đã cạn.
Số tiền này được chia làm ba cấu phần quan trọng: 65% là trợ cấp, cho vay ưu đãi, góp vốn cổ phần, hoặc bơm tiền mặt; 25% là trợ cấp tiền lương và trợ cấp các chuyến bay; 10% là giảm thuế phí, không phạt những khoản trả chậm. Đa phần các nước đều coi hàng không là lĩnh vực quan trọng, cần quan tâm hỗ trợ. Các hãng hàng không rất khó khăn nhưng ít khi phá sản vì chính phủ vào cuộc quyết liệt.
Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho toàn ngành như miễn giảm phí dịch vụ hàng không, cơ cấu lại nợ, lãi vay, … nhưng đều đã hết hạn. Riêng Vietnam Airlines được chấp thuận một số cơ chế đặc thù như thay đổi cách tính chi phí khấu hao, hỗ trợ thanh khoản 4.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi và cho phép phát hành tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng dù làm ăn thua lỗ. Các hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air không được hưởng các cơ chế này.
9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines ghi nhận khoản lỗ ròng 10.676 tỉ đồng. Mức thua lỗ này thổi bay thành quả tổng lợi nhuận 10.380 tỉ đồng của hãng trong giai đoạn 2015-2019. Với Vietjet Air, mức lỗ của công ty sau ba quí là 925 tỉ đồng. Bamboo Airways hiện chưa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, trước đó, hãng này cho biết do ảnh hưởng dịch bệnh đã ghi nhận khoản lỗ hơn 1.500 tỉ đồng trong quí I/2020.
Về tạo bình đẳng, trước hết là kinh tế tư nhân bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong cạnh tranh, trong phân bổ nguồn lực với các thành phần kinh tế khác, nhất là tiếp cận nguồn lực. Cùng với việc hỗ trợ Vietnam Airlines, Chính phủ cần đồng thời hỗ trợ các hãng bay tư nhân, tạo mọi cơ hội để các doanh nghiệp có thể khai thác và có một môi trường bình đẳng, công khai và minh bạch đối với mọi doanh nghiệp.
Cương Nguyễn