Cùng với chứng khoán, ngành bất động sản lại không được áp dụng việc giảm lãi suất Ngân hàng. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp lẫn các chuyên gia cùng cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản không được đối xử công bằng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh.
Các ngân hàng đồng loạt công bố các gói hỗ trợ như giảm lãi, cho vay ưu đãi lãi suất chỉ từ 4%/năm. Đối tượng ưu tiên gồm các doanh nghiệp dệt may, da giày, dược, vật tư y tế, thương mại phân phối, bán lẻ, lúa gạo, thủy sản, vật tư nông nghiệp, vận tải, hàng tiêu dùng thiết yếu.
Phát triển các dự án bất động sản quy mô lớn nên cần nguồn vốn và khoản vay rất lớn. Thời hạn vay là trung, dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Khi gặp khó khăn như hiện tại, nguồn thu của các doanh nghiệp bị ngưng trệ nên phải có các giải pháp liên quan đến câu chuyện khoanh nợ, giảm nợ, cơ cấu lại phần nợ để doanh nghiệp có thời gian phục hồi hoạt động, có nguồn thu, kế hoạch để trả nợ.
Nhận định lĩnh vực bất động sản là xương sống của ngành kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng việc các doanh nghiệp bất động sản bị nằm ngoài danh sách ưu đãi lãi suất của ngân hàng là “không công bằng”. Theo ông Hiếu, nhu cầu nhà ở tại Việt Nam rất lớn, đặc biệt trong thời điểm này người dân cần chỗ ở để chống dịch. Vậy nên, việc hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản, những nhà xây dựng bất động sản là rất cần thiết.
Để ngân hàng có sự phân loại, đánh giá khách quan, đúng thực tế, việc xem xét lịch sử trả lãi vay là yếu tố cần thiết. Bởi, các doanh nghiệp trả đúng thời hạn, đúng tiến độ, nhưng giai đoạn này gặp khó khăn bất khả kháng nên họ trả chậm, khác với các doanh nghiệp có lịch sử vay không tốt. Về việc Ngân hàng Nhà nước cơ cấu nợ cũng như miễn, giảm lãi, phí cho các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 theo Thông tư 03, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng chưa thoả đáng. Thay vào đó, ông đề xuất mở rộng mốc thời gian ít nhất là cuối năm 2020, bởi “không ai nghĩ đến tình hình khó khăn như lúc này”.
Hàng loạt ngân hàng thương mại công bố sẽ giảm lãi suất cho vay, LS mới chỉ từ 4%/năm, để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Riêng bốn NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công Thương Việt Nam (VietinBank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) còn cam kết dành thêm 1.000 tỷ đồng mỗi NH để giảm lãi vay cho các khách hàng với mức giảm lãi từ 0,5 – 1,5%/năm tùy trường hợp. Một số NH cũng giảm LS cho vay trung, dài hạn xuống còn 7%/năm. Các ngành nghề được hỗ trợ gồm dệt may, da giày, dược, vật tư y tế, thương mại phân phối, bán lẻ, lúa gạo, thủy sản, vật tư nông nghiệp, vận tải, hàng tiêu dùng thiết yếu. Bất động sản (BĐS) và chứng khoán là những ngành không nằm trong danh mục được hỗ trợ lãi vay.
Trong khi với lợi nhuận “khủng” như công bố vừa qua, các NH có thể ân hạn, khoanh nợ, giãn nợ cho tất cả khách hàng khó khăn do dịch bệnh chứ không chỉ giảm lãi. Ngành BĐS không chỉ buôn bán nhà, đất mà còn tạo ra nhiều nhà ở mới, cung cấp một lượng hàng hóa cho thị trường nên nó vẫn tạo ra GDP thật, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều ngành nghề khác. Nếu DN BĐS bị thiệt hại nặng nề và có lịch sử tín dụng tốt thì tùy trường hợp, vẫn được xem xét giảm. Hiện cả xã hội đang khó khăn, NH phải ưu tiên hỗ trợ đối tượng khó khăn nhất. Cá nhân, DN vay kinh doanh BĐS có tài sản, có thu nhập tốt nên không quá khó khăn.
Trong khi đó, các NH thương mại dự báo nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng sẽ tiếp tục gia tăng từ nay đến cuối năm ở tất cả đối tượng, kỳ hạn và lĩnh vực (trừ lĩnh vực đầu tư, kinh doanh du lịch giảm do tác động của đại dịch).
Trước tác động khó lường của dịch Covid-19, có tới 17 NH thương mại trọng yếu cho biết từ nay đến cuối năm dự kiến tiếp tục “nới lỏng nhẹ” tiêu chuẩn tín dụng tổng thể đối với hầu hết nhóm khách hàng. Riêng lĩnh vực kinh doanh BĐS và một số lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh chứng khoán, tài chính, bảo hiểm… vẫn bị thắt chặt cho vay. Cụ thể, các điều khoản, điều kiện cho vay cũng sẽ được siết hơn đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh BĐS, trong đó có cho vay BĐS để ở.
Cương Nguyễn