Hàng loạt ngân hàng cho biết đã triển khai hàng loạt gói giảm lãi suất cho cả khách hàng hiện hữu và khách hàng mới, tổng mức lãi giảm lên tới 24.000 tỷ đồng, nhưng không ít người phản ánh chưa nhận được hỗ trợ từ ngân hàng mặc dù gặp khó khăn hơn trong dịch bệnh. Hay ngân hàng giảm lãi suất liệu có phải ‘chỉ thấy trên ti vi’?
Mặc dù nhận đã nhận được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, nhưng cũng không ít doanh nghiệp vẫn đang phải sống “lay lắt” qua ngày, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản. Các doanh nghiệp này cho rằng mức lãi suất được giảm thực sự chưa nhiều, vẫn có một số doanh nghiệp đang chờ phản hồi từ ngân hàng về chính sách hỗ trợ giảm lãi suất.
Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, cho hay giai đoạn vừa qua, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự khó khăn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98%, đây là khối lượng doanh nghiệp lớn, bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 cực kỳ nặng nề.
“Giai đoạn vừa qua, lãi suất chưa bao giờ thấp như bây giờ, nhưng cơ hội để vay và phục hồi sản xuất rất khó. Tài sản thế chấp là vấn đề lớn, chỉ dùng để đi vay được khoản ban đầu, nhưng đọng vốn rồi đi vay rất khó”, bà Ngân nói. Đại diện cho hiệp hội, bà Ngân cho rằng doanh nghiệp phải có sức mới có thể chống chọi được trong tình hình hiện nay, kỳ vọng mong ngân hàng cho nợ dài hạn hơn để có điều kiện phục hồi.
Theo thông tin trên website, ngân hàng này cho biết vẫn đang thực hiện chương trình hỗ trợ khách hàng giảm lãi suất từ 1 – 3% trên số dư hiện hữu.
Không chỉ vậy, khi liên lạc với đại diện chi nhánh ngân hàng cấp vốn để giải quyết, anh B. lại nhận được phản hồi rằng gói hỗ trợ trên trên chỉ áp dụng cho khách hàng chịu mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ liên kết và có sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Anh cho rằng TP HCM đang là tâm dịch, việc áp dụng chỉ thị 16 yêu cầu người dân tuân thủ không đi ra ngoài thì làm sao có thể có thu nhập để mua bảo hiểm nhân thọ hay gửi tiết kiệm để được ưu đãi giảm lãi suất trên.
Theo Dân trí, chị Minh Xuân cho biết đang vay mua đất tại ngân hàng S. với lãi suất ưu đãi 8,59%/năm, cố định trong 3 năm. Tiền trả nợ ngân hàng được trích từ việc kinh doanh quán cà phê. Quán phải đóng cửa từ 3 tháng nay nhưng ngân hàng từ chối giảm nợ cho chị, với lý do người vay không chứng minh được thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tuy vậy, cũng không hẳn là giảm lãi suất “chỉ thấy trên ti vi”. chị Ngân vay ngân hàng V. hơn 1 tỷ đồng, lãi suất 11%/năm, để mua nhà tại TP HCM, mỗi tháng phải trả khoảng 15 triệu đồng. Khi giãn cách xã hội, thu nhập giảm 30% và mới đây ngân hàng thông báo khoản vay của chị được duyệt hỗ trợ 0,5%/năm, bắt đầu áp dụng từ 25/9. Tuy nhiên, theo chị mức giảm này chỉ tương đương 600.000 đồng/tháng, không đáng kể so với mức hàng tháng phải trả góp hiện nay.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước kêu gọi tất cả ngân hàng thương mại miễn giảm lãi suất cho vay để chung tay và hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, một số tổ chức tín dụng có giảm, nhưng chưa phải 100% ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay.
Thực tế mới có 16 ngân hàng ký cam kết giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu 4 ngân hàng có vốn nhà nước phải giảm lãi suất cho vay ngay, trong đó Agribank thực hiện rất tốt với mức giảm 1% cho các hợp đồng vay lãi suất 9 – 10%/năm, riêng khoản vay ưu đãi có mức giảm nhẹ hơn. Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi chặt qua hệ thống giám sát nhưng cũng rất mong nhận được thông tin của khách hàng phản ảnh về việc ngân hàng thương mại nói hạ lãi suất cho vay mà chưa thực hiện để có biện pháp xử lý.
Trong báo cáo hằng quý, Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu từng ngân hàng phải gửi báo cáo toàn bộ danh sách khách hàng đã được giảm lãi suất cho vay để đối chiếu với cam kết của ngân hàng nhằm xem quy mô và mức giảm có như đã công bố. Với những thiệt hại mà đại dịch gây ra với người vay vốn, ngân hàng thương mại cần tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ khách hàng. Ngân hàng Nhà nước vừa vận động nhưng cũng vừa có công cụ giám sát chặt việc giảm lãi suất cho vay
Tĩnh Kiên