Tháng 7 đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc của giới đầu tư chứng khoán. Từ mức đỉnh 1.424 điểm xác lập vào ngày 2/7/2021,và dần rơi điểm ở giữa tháng đến cuối tháng lại tăng lại lấy đà. Những diễn biến trên có phải là cơ hội vẫn còn hay bong bóng đang hiện hữu trên thị trường chứng khoán.
Bình quân thanh khoản trong tháng 7 (tính đến 28/7) trên sàn HOSE đạt 19.775 tỷ đồng/phiên, nhưng nếu tính 10 phiên gần nhất thì chỉ đạt 10.923 tỷ đồng/phiên, tương đương 55% giá trị bình quân từ tính đầu tháng 7 và 49% giá trị giao dịch bình quân của tháng 6.
Dragon Capital định giá thị trường chứng khoán Việt Nam (P/E) đang vào khoảng 12,6 lần. Quỹ này dự báo, tăng trưởng lợi nhuận năm nay của các doanh nghiệp trên toàn thị trường vào khoảng 40 – 45%, năm 2022 vào khoảng 20 – 25% thì P/E tầm 10 lần, ở vùng khá thấp trong lịch sử. Theo đó, Dragon Capital khẳng định, thị trường chứng khoán đang ở mức định giá không đắt.
Dẫn số liệu tài khoản có giao dịch thực trên thị trường chứng khoán hiện vào khoảng 700.000 – 1.000.000 tài khoản, thấp hơn nhiều so với tổng số tài khoản chứng khoán được mở tới nay là 3.000.000 tài khoản, dư địa để nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều. Chỉ số VN-Index cuối tuần qua đã chinh phục lại mốc 1.300 điểm và nhà đầu tư cá nhân đang quan tâm liệu chỉ số có thể lấy lại mốc 1.400 điểm trong giai đoạn từ nay tới cuối năm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia chứng khoán, có cơ sở để lạc quan hơn mốc này. Nửa đầu năm nay, ngành ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận 60 – 64% bất chấp đại dịch Covid-19 và theo quan điểm thận trọng của Dragon Capital, ngành này sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận khoảng 18% trong nửa cuối năm. SSI thì đưa ra con số dự báo tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2021 của ngành ngân hàng là 13%, nhưng xa hơn, năm 2022 sẽ là 21% – cao hơn mức tăng trưởng chung của các doanh nghiệp niêm yết.
Khi định giá cổ phiếu ngân hàng, các chuyên gia phân tích thường sử dụng song song chỉ số P/B và ROE. Ngân hàng Việt Nam có ROE trung bình 15-18%, P/B hiện tại theo ước tính của SSI là 2,1 lần, tiệm cận gần mức đỉnh năm 2018 là 2,4 lần. So sánh với các ngân hàng trong khu vực thì các ngân hàng có ROE trên 20% thì có P/B trên 2 lần, ROE từ 10-15% thì thường giao dịch ở mức P/B trên 1 lần.
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ai cũng nghĩ tài sản ngân hàng bị suy giảm khi người vay không trả được nợ, nhưng ngân hàng cho vay có thế chấp và tập trung ở những đối tượng có khả năng trả nợ được, trong đó 85% tài sản thế chấp là bất động sản. Nên khi thị trường bất động sản ổn định, ngân hàng là ngành đặc biệt hưởng lợi trong môi trường lãi suất giảm. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có các đợt sóng tăng mạnh, có ngân hàng không có lợi thế cạnh tranh mà được định giá 2,5 – 2,7 lần P/B, nhưng có ngân hàng chuyển đổi số mạnh mẽ, chuyển dịch cơ cấu lợi nhuận, có lợi thế nhất định mà chỉ đang được giao dịch ở vùng giá cao gấp 1,5 – 1,7 lần giá trị sổ sách.
Có phải bong bóng đang chờ
Vấn đề lớn nhất là mô hình có nhiều biến số, do đó không ít kết quả chỉ là giả định. Tuy nhiên, mô hình sẽ giúp chúng ta phân biệt được các biến số vào một trong hai nhóm: tử số (dòng tiền) hoặc mẫu số (tỷ lệ chiết khấu). Ở trên tử số là các yếu tố về dòng tiền và tỷ lệ tăng trưởng của nó. Trong những mô hình cũ, tỷ lệ mua lại sẽ thuộc mẫu số, nhưng ngày nay, hoàn toàn hợp lý để đưa vào tử số, kể cả khi yếu tố này không được coi là một dòng tiền theo nghĩa thông thường. Cổ phần mua lại có thể tính là thu nhập không trực tiếp của người sở hữu, nên đóng một vai trò quan trọng trong việc tính toán.
Mẫu số bao gồm tỷ lệ chiết khấu (giá của vốn), lãi suất không rủi ro (lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm) cộng với phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu (equity risk premium – ERP), tức lợi nhuận phụ có thể kiếm được so với lãi suất phi rủi ro. Như vậy, có 4 biến số quan trọng cần phải khảo sát bao gồm: tăng trưởng thu nhập, tỷ lệ thanh toán (cổ tức + tỷ lệ mua lại cổ phần theo phần trăm so với thu nhập), lãi suất và phần bù rủi ro.
Áp lực lạm phát 6 tháng cuối năm rất lớn, trong bối cảnh nhiều chỉ số vĩ mô chưa thực sự bền vững và tình trạng sốt đất, thị trường chứng khoán nhiều thời điểm tăng nóng. CPI bình quân nửa đầu năm chỉ tăng 1,47%, là mức thấp nhất trong 5 năm. Dữ liệu này cho thấy sức cầu trong nước yếu dù CPI tháng 5 và 6 có mức tăng “nhỉnh” hơn lần lượt là 2,9% và 2,41%. Cùng với tình trạng bong bóng tài sản, giá cả thế giới có xu hướng tăng cao như giá vật liệu bảo dưỡng nhà tăng hơn 5%, giá xăng, dầu bình quân tăng gần 51,4% so với cùng kỳ năm trước…
Lũy kế 6 tháng đầu năm nay đã có 482.800 tài khoản chứng khoán được mở mới, gấp 3,7 lần cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, hạ tầng công nghệ của Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) rơi vào tình trạng nghẽn lệnh, nhiều phiên phải tạm dừng giao dịch, ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư, làm giảm niềm tin của thị trường. Còn trái phiếu doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực bất động sản không ngừng tăng. Dẫn báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, trong 28.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong tháng 5, có tới 76% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm (chủ yếu của các ngân hàng, công ty chứng khoán). Trong các trái phiếu lĩnh vực bất động sản, xây dựng… thì 26% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phần, cổ phiếu. Lãi suất phát hành trái phiếu bất động sản chủ yếu dao động trong khoảng 9,5-11% một năm.
Trong 6 tháng đầu năm, khối ngoại đã bán ròng 32,2 nghìn tỷ đồng (1,4 tỷ USD) trên TTCK Việt Nam, gấp 2 lần cả năm 2020. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến thanh khoản và tâm lý thị trường không lớn như trước đây bởi giá trị bán ròng lớn về số tuyệt đối song tỷ trọng lại đang giảm. Nếu so với giai đoạn 2006-2007, giá trị giao dịch của nhà đầu tư ngoại chiếm tới 20-25% giá trị thị trường thì đến nay chỉ còn chiếm khoảng 9-10%.
TTCK chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 17,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2016-6T/2021, tăng mạnh và ổn định hơn so với tỷ trọng 11-12% giai đoạn 2005-2015. Lịch sử đã chứng minh khi chỉ số CDS ở mức thấp đồng nghĩa với khả năng lựa chọn đầu tư vào thị trường tài chính sẽ cao, thị trường còn cơ hội bứt phá, nhất là trong điều kiện nhiều lĩnh vực kinh doanh còn khó khăn.
Cương Nguyễn