Trong báo cáo của Taseco Airs cho thấy, nguyên nhân dẫn tới tình trạng thua lỗ lịch sử là do ngành hàng không bị “đóng băng”. Trong 6 tháng đầu năm, CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (AST) ghi nhận lỗ gần 66,9 tỷ đồng, cao hơn cả tổng mức lỗ của cả năm 2020.
Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm cho ngành hàng không lao đao đứng bên bờ vực phá sản, do lượng khách đi máy bay giảm tới 90%, tỷ lệ máy bay nằm “đắp chiếu” tại các sân bay tới hơn 90%.
Theo đó, trong quý II/2021, AST ghi nhận doanh thu tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 50,5 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế âm 35,1 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 14,6 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 42,9% về còn 22,7%. Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 41,9% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 8,26 tỷ đồng về 11,5 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 16%, tương ứng tăng 3,17 tỷ đồng lên 23 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 27,8%, tương ứng tăng 4,42 tỷ đồng lên 20,3 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đkể. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, AST ghi nhận doanh thu giảm 55,1% so với cùng kỳ, đạt 108,8 tỷ đồng; lợi nhuận âm 66,9 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 1,5 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 thánáng g đầu năm Công ty có lỗ lũy kế 21,82 tỷ đồng.
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 mới đây, Ban Lãnh đạo Taseco Airs cho biết, năm 2021, trên cơ sở phân tích hiệu quả vắc xin đối với việc nới lỏng chính sách bảo hộ và nối lại hoạt động du lịch quốc tế và giả định các đường bay thương mại quốc tế được triển khai mở từ tháng 10/2021, Taseco Airs đã xây dựng kế hoạch tổng doanh thu thuần là 317,59 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất kế hoạch là -83,87 tỷ đồng. Ông Lê Anh Quốc, Tổng Giám đốc Taseco Airs ,cho biết Taseco Airs đang thực hiện các biện pháp quản lý tốt nguồn tiền hiện có (với số dư khoảng 241 tỷ đồng vào thời điểm đầu năm 2021) và sẽ nỗ lực giữ vững tiềm lực tài chính này, một mặt cân đối hiệu quả các nguồn lực khác để sẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của đại dịch, duy trì các hoạt động kinh doanh.
Theo đó riêng quý 2 doanh thu thuần đạt hơn 50 tỷ đồng tăng nhẹ so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán tăng cao nên lãi gộp chỉ đạt 11,4 tỷ đồng giảm 43% so với quý 2/2020. Doanh thu tài chính giảm 40% trong khi chi phí tài chính lại tăng cao gấp đôi, chi phí bán hàng và chi phí QLDN cũng tăng cao so với cùng kỳ. Hoạt động liên kết lỗ gần 5 tỷ đồng. Kết quả Taseco Airs lỗ sau thuế 35 tỷ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ hơn 32 tỷ đồng – ghi nhận quý thứ 5 liên tiếp kinh doanh thua lỗ. Cùng kỳ năm ngoái AST cũng lỗ 13,4 tỷ đồng.
Báo cáo của Taseco Airs cho biết, dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không, dịch vụ du lịch khách sạn, trong đó Taseco Airs cũng không là ngoại lệ. Trong giai đoạn tháng 4 – 6/2021, Taseco Airs ghi nhận doanh thu thuần gần 51 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với mức 46 tỷ đồng của quý 2/2021, trong khi đó, giá vốn tăng mạnh gần 49% lên 39 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, kết quả là lợi nhuận gộp của Taseco Airs chỉ ở mức hơn 11 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó, Taseco Airs còn phải gánh thêm khoản lỗ gần 5 tỷ đồng từ các công ty liên doanh liên kết, cùng với sự gia tăng về tất cả loại chi phí.
Hiện Taseco Airs có 104 điểm kinh doanh tại 7 Cảng hàng không quốc tế lớn trong cả nước. Đến cuối năm 2020, Taseco Airs đã hoàn thiện các thủ tục để mở thêm 8 điểm kinh doanh mới. Tình hình sản xuất kinh doanh của Taseco Airs 6 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu thuần hơn gần 109 tỷ đồng, giảm hơn 55% so với cùng kỳ 2020, trong khi lỗ ròng gần 63 tỷ đồng, trái ngược với mức lãi nhẹ 500 triệu đồng của cùng kỳ. Kết quả kinh doanh ảm đạm khiến tổng tài sản của Taseco Airs giảm từ gần 624 tỷ đồng (đầu năm) về 567 tỷ đồng, trong đó hơn 210 tỷ đồng được giữ dưới dạng tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Ở bên kia bảng cân đối, nợ phải trả tăng từ gần 84 tỷ đồng (đầu năm) lên hơn 92 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do các đường bay quốc tế vẫn đang tạm dừng hoạt động.
Tại thị trường nội địa, hiện nay, các chuyến bay nội địa cũng đã cắt giảm gần hết, chỉ còn vài đường bay kết nối giữa các sân bay địa phương. Các chuyến bay được duy trì chủ yếu là vận chuyển hàng hoá, thiết bị y tế và chuyến bay chở lực lượng y tế, chở công dân từ vùng dịch về quê.
Cương Nguyễn