Với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh như hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang chịu tổn thất nghiêm trọng, và sự chống chịu của doanh nghiệp đang đứng trước ngưỡng của những giới hạn.
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng phó bằng nhiều giải pháp như: Dự trữ hàng hóa, áp dụng cách làm mới, đào tạo kỹ năng số cho người lao động, tìm giải pháp chuỗi cung ứng mới, áp dụng tự động hóa…
Việc giữ cân bằng về dòng tiền và cắt giảm chi phí được xem là một yếu tố then chốt. Với các doanh Nghiệp sản xuất, chi phí điện năng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong bài toán chi phí sản xuất. Bên cạnh nhiều giải pháp tiết kiệm điện như: Hạn chế sử dụng điện giờ cao điểm, cắt giảm hoạt động máy móc không cần thiết, thay thế các thiết bị tiết kiệm điện,.. sử dụng điện mặt trời là một hướng giải pháp đang được quan tâm.
Theo “Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp 2020” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) công bố, đại dịch COVID-19 đã gây tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong Báo cáo tóm tắt thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 đánh giá cao những nổ lực của Chính phủ trong việc thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Theo đó, GDP 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 5,64%, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra, nhưng đây là mức tăng tích cực trong bối cảnh khó khăn. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; công tác chuẩn bị nguồn hàng, bình ổn giá cả được triển khai hiệu quả, cơ bản tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản…. Bên cạnh những kết quả đạt được, Uỷ ban Kinh tế đã chi ra một số vấn đề, đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn. Trong đó đáng chú ý là thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp.
Theo báo cao, CPI bình quân 6 tháng tăng thấp nhất kể từ năm 2016, sức cầu trong nước yếu. Tuy nhiên CPI tháng 5, tháng 6 tăng lần lượt 2,9% và 2,41% so với cùng kỳ, cùng với tình trạng bong bóng tài sản, tình hình giá cả thế giới có xu hướng tăng cao, có thể gây áp lực lạm phát cho những tháng tiếp theo; tình trạng sốt nóng thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán có thể gây hệ lụy cho kinh tế vĩ mô.
Đáng chú ý, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 29,02% kế hoạch, thấp hơn mức 34% của cùng kỳ năm trước, vốn nước ngoài giải ngân rất thấp, chỉ đạt 7,37%. Có 9 Bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn; 03 Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 1%. Báo cáo cũng cho biết mặt bằng lãi suất giảm nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả kích thích vay vốn. Hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ, (70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,9%; 35.607 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 22,1% so với cùng kỳ).
Về các giải pháp cho 6 tháng cuối năm, Uỷ ban Kinh tế cho rằng Chính phủ cần xác định ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu; kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu ưu tiên, kiên trì thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” phù hợp với tình hình thực tiễn và địa bàn cụ thể. “Thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng; huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, phát triển “quỹ vaccine”; thông tin đầy đủ, liên tục, chính xác, minh bạch về tiêm chủng; công khai xây dựng, đẩy nhanh lộ trình mua, đa dạng hoá nguồn cung và tổ chức tốt việc tiêm vắc-xin; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm, cấp phép và sản xuất vaccine trong nước”, Uỷ ban Kinh tế đề nghị. Uỷ ban Kinh tế cũng cho rằng cần triển khai hiệu quả hơn chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Ngoài ra cần duy trì và phục hồi hoạt động doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, tạo việc làm cho người lao động. Trong đó thực hiện phương châm “cứu doanh nghiệp như cứu người bệnh” để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, sẵn sàng chuẩn bị cho giai đoạn hậu COVID-19.
Tĩnh Kiên