Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm nay, giá cổ phiếu Thế Giới Di Động lao dốc mạnh, mất đến 10.590 đồng/cổ phiếu. Với 475 triệu cổ phiếu đang niêm yết khiến giá trị vốn hoá của Thế Giới Di Động bốc hơi hơn 5.100 tỉ đồng.
Đầu phiên giao dịch hôm nay, MWG của Đầu tư Thế Giới Di Động giảm 6,5% về 157.000 đồng/cổ phiếu sau thông tin Bách Hóa Xanh nâng giá bán các mặt hàng thực phẩm, nhiều điểm bán bị lập biên bản.
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục ảm đạm bởi tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Những thông tin đại dịch kèm theo đó là làn sóng tẩy chay vì nâng giá cao trong mùa dịch gây khó khăn cho người dân, cổ phiếu MWG nhanh chóng bị bán tháo. Sáng hôm nay cổ phiếu MWG của Đầu tư Thế Giới Di Động giảm 6,5% về 157.000 đồng/cổ phiếu sau thông tin Bách Hóa Xanh nâng giá bán các mặt hàng thực phẩm, nhiều điểm bán bị lập biên bản.
Cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động là mã có mức giảm mạnh nhất trong chỉ số bluechip VN30. Thanh khoản khớp lệnh MWG sáng nay cũng lên cao đột biến khi ghi nhận hơn 1 triệu đơn vị được sang tay, tương ứng trị giá 172 tỷ đồng. Giá trị giao dịch của riêng buổi sáng nay đã lớn hơn nguyên ngày 16/7, đồng thời cao hơn mức bình quân cả ngày trong 20 phiên gần đây.
MWG từng bị bán tháo thời điểm cuối năm 2018, sau sự cố rò rỉ thông tin về tài khoản ngân hàng của khách hàng. Thời điểm đó, rất nhiều người từng mua sắm tại MWG phát hiện thông tin tài khoản ngân hàng của mình, bao gồm số thẻ, ngày hết hạn, ngày giờ mua hàng có trong file dữ liệu được tung lên mạng. Có khoảng 31.000 bản ghi như thế được tung ra. Dù lãnh đạo MWG không thừa nhận liên quan đến sự cố rò rỉ thông tin khách hàng, nhưng MWG vẫn bị nhà đầu tư bán tháo trong 2 phiên giao dịch, từ 120.000 đồng/cp xuống cỏn 106.000 đồng/cp.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16-7, MWG chốt ở mức 168.100 đồng/CP, tăng hơn 11% so với thời điểm đầu tháng 7. Nếu so với đầu năm 2021, thì MWG ghi nhận mức tăng mức tăng hơn 40%. Sóng tăng của MWG phần lớn đến từ sự kỳ vọng của NĐT về mức tăng trưởng của BHX, trong bối cảnh hàng loạt chợ truyền thống ở TPHCM phải đóng cửa để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Coivd-19. Nhưng phiên đầu tuần nay lại cho một thấy thực tế thị trường khi làn sóng “tẩy chay”, “phốt” ngày càng nhiều làm giá cổ phiếu ngược lại kỳ vọng của nhà đầu tư. Nếu nhìn từ năm 2015 tới 2020, trung bình doanh nghiệp thường hoàn thành 111% kế hoạch lợi nhuận trong 6 năm. Trong đó, mức thấp nhất là năm 2017 hoàn thành 100,3% và cao nhất là năm 2015 là 121,4% kế hoạch năm. Các năm trở lại đây tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm dao động vượt từ 7,4% – 13,6%. Như vậy, doanh nghiệp trong điều kiện bình thường đã đặt kế hoạch lợi nhuận tương đối sát với diễn biến thực tế. Do đó, với điều kiện kinh doanh gián đoạn như hiện nay, khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm nay của MWG là rất khó khăn.
Trên sàn chứng khoán, MWG là doanh nghiệp hiếm hoi liên tục thực hiện chia ESOP đều hàng năm cho ban lãnh đạo dựa trên kết quả kinh doanh. Số lượng cổ phiếu ESOP thực tế phát hành trong năm lần lượt là: Năm 2015 phát hành 7 triệu cổ phiếu ESOP, năm 2017 phát hành 9,2 triệu cổ phiếu ESOP, năm 2018 phát hành 12,7 triệu cổ phiếu ESOP, năm 2019 phát hành 50.000 cổ phiếu ESOP, năm 2020 phát hành 9,7 triệu cổ phiếu ESOP và năm 2021 đã phát hành 22,2 triệu cổ phiếu ESOP đầu năm. Trong năm 2021, doanh nghiệp dự kiến sẽ chia ESOP cho ban lãnh đạo nếu lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tối thiểu từ 10% trở lên, tối đa là 3% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành, nhưng không quá 21,5 triệu cổ phiếu.
Không loại trừ khả năng bên cạnh áp lực chung của thị trường, cổ phiếu MWG còn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các thông tin về việc một số cửa hàng Bách Hóa Xanh của tập đoàn này bị tố bán giá đắt hơn so với giá niêm yết trong điều kiện dịch bệnh.
Cương Nguyễn