Lãi suất cho vay chưa bao giờ thấp như hiện nay nhưng vẫn cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp trong bối cảnh thanh khoản đứt đoạn, không có nguồn thu. Hiện nay, doanh nghiệp đang rất “khát” vốn.
Nhiều DN rơi vào trạng thái không có doanh thu nhưng vẫn phải trả tiền lãi vay, tiền thuê mặt bằng, trả lương cho lao động. Đối với DN du lịch, kinh doanh khách sạn, mức giảm 1-2% chưa thật sự nhiều do bị mất dòng tiền trả nợ.
Bối cảnh hiện nay cần cấp bách hỗ trợ tín dụng cho DN. Nếu không có tín dụng, DN đứng trước bờ vực phá sản, chính sách hỗ trợ khác chỉ là giải pháp cấp cứu tạm thời. Việc ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho DN rất tích cực. Sự đồng thuận này thể hiện quyết tâm của ngân hàng thực hiện mong muốn của Chính phủ trong việc ổn định và giảm lãi để giúp DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng tốt nhất, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phục hồi.
Nhiều ngân hàng vừa đồng loạt giảm lãi suất cho vay 1-2% đối với khoản vay hiện hữu. Mức giảm này góp phần giảm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh tất cả đều bị tác động mạnh vì dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm lãi suất, chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp đồng bộ hơn để giúp DN tồn tại qua đại dịch. Nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước chiếm khoảng 70% tổng dư nợ của toàn hệ thống đã tuyên bố giảm lãi suất đã giúp phần lớn người dân, DN giảm áp lực trong lúc khó khăn. Theo đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCB) giảm lãi suất tiền vay 1% cho DN thuộc 9 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng còn lại. Với khách hàng cá nhân, VCB giảm lãi suất 1%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; giảm lãi suất tới 0,5%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ đời sống. Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2021 dự kiến lên tới 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng công bố giảm lãi suất như TMCP Phát triển TPHCM, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Quân đội, TPBank…. Mức giảm 0,8-1,2% tùy từng đối tượng khách hàng và tùy theo chính sách của từng ngân hàng.
Thời gian qua, các ngân hàng cũng nỗ lực giảm lãi suất cho vay, triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp với điều kiện “cơi nới’ hơn. Một số ngân hàng còn cho nhân viên tín dụng ngân hàng chủ động tiếp cận khách hàng, tận tình hướng dẫn điều kiện mở tín dụng vay vốn. Tuy nhiên, nhiều DN chưa tiếp cận vốn vay do tiêu chí ngặt nghèo. Phía ngân hàng yêu cầu nhiều thủ tục giấy tờ, hóa đơn đỏ, nhưng mua nông sản từ nông dân thì lấy đâu ra. Hai bên liên kết, họ đưa đến bao nhiêu thì công ty thu mua bấy nhiêu. Trong khi đó, mỗi năm, doanh nghiệp bao tiêu, xuất khẩu hàng nghìn tấn chè búp tươi, khô cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá, khó nhất trong tiếp cận vốn vay ngân hàng là phải có tài sản đảm bảo.
Hồi giữa tháng 6, doanh nghiệp được hỗ trợ giảm lãi suất 0,5%/năm, xuống còn 6,5%/năm. Nhưng nếu doanh nghiệp không trả được nợ đúng hạn thì ngân hàng không làm khó song sẽ điều chỉnh khách hàng nhảy nhóm nợ lên 2 – 3, ảnh hưởng đến tín nhiệm tín dụng, sau này vay lãi suất sẽ cao hơn. Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong 6 kiến nghị, Hội Doanh nhân trẻ đã có 2 kiến nghị liên quan đến lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Cụ thể, giảm đồng loạt lãi suất mọi khoản vay hiện tại của doanh nghiệp 2% trong ít nhất 1 năm, trong đó đề xuất ngân sách bù 1% và ngân hàng thương mại chịu 1%. Đồng thời, lãi suất hiện nay đã giảm nhưng vẫn còn rất cao, rất nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được lãi suất rẻ và tín dụng ưu đãi. Do đó, cần có giải pháp giảm lãi suất cho vay từ 1,5 – 2%/năm (áp dụng cho 12 tháng kể từ tháng 7/2021). Hỗ trợ nguồn vốn vay cho doanh nghiệp thông qua ngân hàng từ nguồn ngân sách nhà nước, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lực tài chính cần thiết.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, có tới 70,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều doanh nghiệp (DN) than khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng trong khi đang khát vốn đầu tư sản xuất kinh doanh và trả lương để giữ chân người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng, kéo dài. Trong khi các DN “sống dở, chết dở” do “đói” vốn thì hầu hết ngân hàng đều lãi lớn. Theo thông tin từ SSI Research, 6 tháng đầu năm nay, nhiều ngân hàng lãi “khủng” hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí có ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế tới 13.000 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ những thực tế trên, hiện nay đang tồn tại một nghịch lý, người dân và doanh nghiệp thì “khát” vốn trong khi ngân hàng lại thừa tiền. Bởi doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ trong bối cảnh hiện nay không hề dễ dàng. Để vay được vốn, doanh nghiệp phải có lịch sử tín dụng tốt, có dự án tốt, có tài sản đảm bảo và phải là khách hàng lâu năm. Hệ thống ngân hàng luôn luôn sẵn sàng vốn, thậm chí là thừa vốn. Tuy nhiên, các ngân hàng đang muốn tìm khách hàng tốt, khách hàng có dự án kinh doanh khả thi để sẵn sàng cho vay vốn mà không cho vay được. Có những khách hàng “sức khỏe” quá yếu, khả năng vực dậy rất mong manh, do đó, ngân hàng cũng không thể hoặc không dám bỏ tiền cho vay vì rủi ro rất cao.
Tĩnh Kiên